(HBĐT) - Trong số rất hiếm người quan tâm đến vốn văn hóa cổ của dân tộc mình, ý thức về sự mai một của nó, tâm huyết kiếm tìm những viên ngọc quý còn tiềm ẩn trong tầng tầng, lớp lớp "vỉa quặng” thời gian để giới thiệu ra cộng đồng và bảo lưu cho các thế hệ mai sau có ông Khà Tiến, nguyên là cán bộ nghiên cứu, sưu tầm Phòng Văn nghệ thuộc Ty Văn hóa Hòa Bình những năm 60 thế kỷ trước, nguyên Trưởng phòng Văn hóa huyện Mai Châu.

"ẳm ệt luông” là cuốn sách đánh dấu bước đầu của sự nghiệp sưu tầm, khảo cứu văn nghệ dân gian của ông Khà Tiến. Tiền định ấy khai mở và gắn bó dẳng dai theo suốt cuộc đời ông. Duyên nghiệp này của ông ít người hiểu tường tận lắm. Bởi thế, thành quả của ông gặt hái suốt mấy chục năm trời cũng không mấy người biết đến. âu cũng là sự thiệt thòi đáng nói so với một số tên tuổi cùng thời với ông. Thành quả sưu tầm của ông Khà Tiến, cuốn "ẳm ệt luông” do Ty Văn hóa Hòa Bình công bố lần đầu năm 1972, còn lại chỉ được in trích, in rải rác trong các tập in chung nhiều tác giả mà nếu không nhầm thì cũng chỉ đôi ba cuốn gì đó. Chừng đó chưa đủ để nhìn nhận sự nỗ lực của ông, càng chưa thể hình dung khối lượng sưu tầm phong phú cả đời người. Tuy vậy, với niềm đam mê của duyên nghiệp, với sự cần mẫn của con ong, cái kiến, bên cạnh công việc quản lý cơ quan (ông làm Trưởng phòng Văn hóa huyện Mai Châu cho đến ngày hưởng chế độ hưu trí), bên cạnh những sự vụ gia đình, hàng xóm, ông vẫn lặng thầm sưu tầm và ghi chép. ông thực hành chức phận cho đến nay, khi ông bước vào mùa xuân thứ 80 của đời mình.

Một đời sưu tầm, khảo cứu, dịch phiên âm của ông đã để lại thành tựu đáng trân trọng với dung lượng đáng nể, phong phú thể loại, con mắt nhà nghề. Về dung lượng, ông có hàng vạn trang bản thảo chép tay khổ giấy A4, trong các trang đó đều chép song ngữ: Một bên tiếng Thái phiên âm, một bên dịch nghĩa (hoặc dịch thơ). Có bản ông còn viết hàng trăm trang chữ Thái bên cạnh song ngữ. Về thể loại, hầu như ông không bỏ sót loại hình nào. Từ bài mo dài trong đám tang lớn đến các bài mo trung, ngắn trong các lễ nghi đám hiếu, đám cưới, sinh hoạt tín ngưỡng cộng đồng. Loại mo dài chính là áng tang ca "ẳm ệt luông” mà một số người đã so sánh, đặt nó bên cạnh các sử thi thần thoại nổi tiếng của nhiều dân tộc. Ngoài ra, ông cũng kiếm tìm trong tầng lớp các "vỉa quặng” dân ca, truyện thơ, truyện cổ, truyện cười và cả những câu tục ngữ, thành ngữ nói về lao động, sinh hoạt và răn dạy làm người. Đam mê, miệt mài cày xới kiếm tìm trong khó báu đó, nhưng ông Khà Tiến không dễ buông thả mình theo cảm xúc, cảm hứng nhất thời. Con mắt xanh của ông đã soi rọi vào trong mênh mông vỉa quặng, đào xới tìm và sàng sảy lấy những hạt long lanh, tinh túy của nó. Chính điều đó, thành tựu sưu tầm của ông đã để lại những hòn ngọc vô giá cho dân tộc của mình. Nói về giá trị của các tác phẩm mà ông Khà Tiến đã sưu tầm, trước hết phải nhắc đến những tác phẩm đã được công bố, được giới nghiên cứu, đánh giá trong nhiều chục năm qua.

Đó là cuốn "Tư liệu về lịch sử và xã hội dân tộc Thái” do Viện Dân tộc học và Nhà xuất bản Khoa học xã hội, năm 1977 ấn hành. Công trình có phần "Lai lịch dòng họ Hà Công” do Khà Tiến sưu tầm, dịch ra ngữ Việt, GS Đặng Nghiêm Vạn hiệu đính. Vào khoảng hai thập niên 60, 70 của thế kỷ XX, ông Khà Tiến lúc đó công tác ở Phòng Văn nghệ (Ty Văn hóa Hòa Bình) được phân công đi sưu tầm vốn văn hóa phi vật thể các dân tộc trong địa bàn huyện Mai Châu thu được khối lượng đáng kể văn bản bằng chữ Thái, trong đó có hàng chục dị bản gia phả của dòng họ Hà Công. Ty Văn hóa Hòa Bình, phối hợp với Viện Dân tộc học đã tiến hành nghiên cứu nhiều năm và phát hiện giá trị của bản gia phả. Đó là giá trị lịch sử, nó không chỉ dừng lại ở việc ghi chép lai lịch một dòng họ mà bộc lộ khá rõ nét lộ trình lịch sử một tộc người. Có thể nói đây là một tư liệu, một cơ sở hết sức quý giá và duy nhất để người Thái ở Mai Châu và giới nghiên cứu, các nhà khoa học tường tỏ về nguồn gốc và lịch sử biến động, tiến trình khai khẩn xây dựng bản mường ngót 7 thế kỷ qua của người Thái ở Mai Châu.

Đó là cuốn "ẳm ệt luông” do Ty Văn hóa Hòa Bình xuất bản năm 1972 bao gồm ba phần: ẳm ệt luông, ẳm ệt nọi và Khay pác phạ. Sau này năm 2001, Sở Văn hóa - Thông tin Hòa Bình in lại toàn bộ diễn trình bản mo lấy tên là "ẳm ệt”. Đây là bài mo trong đám tang của người Thái ở Mai Châu với những lễ nghi lớn, kéo dài nhiều ngày. Bài mo là trật tự diễn xướng từ đầu đến cuối bao gồm nhiều chặng, nhiều khúc, nhiều lớp lang trong đám hiếu. Nhưng quan trọng hơn và cũng là nội dung chủ yếu, bài tang ca có giá trị đề cập vấn đề thần thoại, phản ánh nhận thức về thế giới tự nhiên, về cuộc chinh phục tự nhiên và những nét lớn trong đời sống xã hội của người Thái thời cổ đại. Giá trị văn học cũng nổi bật ở đây như là thành phẩm tiêu biểu của bài mo với những hình tượng thần thoại, nhân cách hóa, ví von, so sánh, vần điệu, mở đầu, kết thúc đậm tính tư duy nghệ thuật dân gian Thái. Những giá trị cơ bản đó tập trung và bao trùm trong ba phần chủ yếu của áng tang ca.

Ngoài hai cuốn sách kể trên đã có vị trí nhất định trong công chúng bạn đọc, đặc biệt là với giới nghiên cứu dân tộc học và khoa học nhân văn, Khà Tiến còn một khối lượng lớn bản thảo bao gồm các loại hình văn học dân gian dân tộc Thái ở Mai Châu. Từ nhiều chục năm nay, ông đã tích tụ, ôm ấp, phân mục thành một hợp tuyển dày dặn hàng nghìn trang tiếng Thái phiên âm Việt và dịch nghĩa. Có thể điểm qua các mục chính trong bản thảo hợp tuyển để hình dung diện mạo một nền văn học dân gian của người Thái ở Mai Châu phong phú, đa dạng biết nhường nào.

Tục ngữ, thành ngữ (Khoàm vì) qua sự chọn lọc, Khà Tiến chép lại chừng hơn trăm câu, đề cập đến nhiều chủ đề cuộc sống, về kinh nghiệm sản xuất, những lời răn dạy về đạo đức, lối sống, những tinh hoa ứng xử, những quan niệm nhân văn có ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Dân ca Thái ở Mai Châu bao gồm các loại hình hát như: Khắp tua (hát đối), khắp bán pháng, bán ngà, hát đố, hát đồng dao, hát phong tục... đã được ông ghi chép tỉ mẩn những câu hát trữ tình hết sức tinh tế, hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu xa. Truyện cổ, truyền thuyết, truyện cười dân gian... khá đa dạng, có truyện mang yếu tố hoang đường, kỳ ảo, có truyện chở nặng ước mơ về chiến thắng cuối cùng của cái thiện và cái ác, sự công bằng và bất công, có truyện là tiếng cười sâu cay châm biếm cái ngu dốt của con người, nhất là tầng lớp thống trị xã hội thời phong kiến. Mảng truyện thơ cũng được ông sưu tầm khá công phu và tinh lọc cẩn trọng.

Một đời sưu tầm và biên dịch với chừng ấy tác phẩm, ông Khà Tiến thực sự là một tác gia văn hóa của người Thái ở Mai Châu. Ngày còn sống, bác Hà Sủm, nguyên Giám đốc Sở Văn hóa - Thông tin Hòa Bình đã thốt lên lời day dứt tự đáy lòng "Sau Khà Tiến, liệu có còn ai?”. Liệu có còn ai rong ruổi cô đơn trên lộ trình kiếm tìm "vỉa quặng” văn hóa cổ, tâm huyết đam mê cả tình yêu và tài năng, lý trí, xả thân gắn bó với văn hóa dân tộc như ông Khà Tiến?

Lò Cao Nhum

(Bản Lác, xã Chiềng Châu, Mai Châu)

Các tin khác


Quảng Ninh tạm ngừng cấp phép tàu du lịch tham quan vịnh Hạ Long

Ngày 17-7, trước diễn biến phức tạp của bão số 3, tỉnh Quảng Ninh đã ra công điện khẩn về việc tạm ngừng cấp phép tàu đi lại trên vịnh Hạ Long và vịnh Bái Tử Long, yêu cầu các tàu du lịch chở khách tham quan trả khách trở về bờ trước 15 giờ ngày 17-7, chủ động tìm nơi tránh trú bão an toàn.

Liên hoan tuyên truyền cổ động huyện Cao Phong

(HBĐT) - Huyện Cao Phong vừa tổ chức Liên hoan tuyên truyền cổ động năm 2018. 13 đội tuyên truyền đến từ 13 xã, thị trấn đã đem đến liên hoan 52 tiết mục ở 3 nội dung: văn nghệ, tiểu phẩm tuyên truyền và thuyết trình ảnh thời sự, nghệ thuật thu hút đông đảo người xem. Các đội tham dự Liên hoan đã lựa chọn nhiều đề tài thiết thực, hấp dẫn như: Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; biển đảo quê hương; xây dựng NTM; phòng, chống bạo lực gia đình; an toàn giao thông…

200 em thiếu nhi tham gia “Trại hè trải nghiệm- Mùa hè xanh”

(HBĐT) - Trong 2 ngày, 17-18/7, tại Trung tâm Văn hóa TTN, đã diễn ra "Trại hè trải nghiệm- Mùa hè xanh”. Tham gia chương trình có 200 em thiếu nhi đang sinh hoạt, học tập tại Trung tâm.

Liên hoan tuyên truyền cổ động huyện Tân Lạc năm 2018

(HBĐT) - Ngày 13-14/7, huyện Tân Lạc đã tổ chức thành công Liên hoan tuyên truyền cổ động năm 2018. Tham gia liên hoan có trên 400 diễn viên, nghệ nhân của 22 đoàn đến từ các xã, thị trấn trong huyện.

Lưu giữ và quảng bá văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Mông

Với những ai quan tâm tới văn hóa các dân tộc thiểu số, hẳn đã quen với nhóm AHD (Action for Hmong Development), nơi tập hợp những người trẻ là con em đồng bào dân tộc Mông đang nỗ lực đóng góp vào công cuộc bảo tồn, gìn giữ và quảng bá những nét văn hóa đặc sắc của dân tộc mình.

Đường sách TPHCM: Thành công nhờ không nặng bán sách

Đó là nhận định của ông Lê Hoàng, Giám đốc Công ty Đường sách TPHCM, trong cuộc họp về đường sách ngày 12-7. Đến nay, đây vẫn là đường sách thành công nhất cả nước ở nhiều phương diện, từ thương hiệu đến vai trò trong đời sống văn hóa và thậm chí cả về hiệu ứng kinh doanh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục