Nhạc sĩ Nguyễn Vĩnh Tiến vừa cho biết, ba ca sĩ Mỹ Linh, Thanh Lam và Hồng Nhung đã nhận lời tham gia liveshow "Tiền duyên" đầu tiên của anh vào ngày 2-11 tới, tại Nhà hát Lớn Hà Nội với một tác phẩm đặc biệt.
"Tiền
Duyên" là live show đầu tiên trong cuộc đời âm nhạc của Nguyễn Vĩnh Tiến.
Ngoài sự tham gia của Hồng Nhung, kịch bản chương trình
cũng có chút thay đổi, ca khúc chủ đề "Cắt tiền duyên" sẽ được trao
cho ca sĩ Thanh Lam thể hiện. Theo đó, ca sĩ Đinh Hiền Anh sẽ vắng mặt trong
liveshow lần này của nhạc sĩ Nguyễn Vĩnh Tiến vì lý do cá nhân và họ sẽ hợp tác
với nhau trong một dự án âm nhạc khác, đã được lên kế hoạch từ nhiều tháng qua.
Cũng theo nhạc sĩ Nguyễn Vĩnh Tiến, một tuần qua anh cùng
nhạc sĩ Trần Đức Minh, ban nhạc Phan Kiên - Phan Cường đã có những buổi tập
ghép bài với các ca sĩ Thanh Lam, Thái Thùy Linh, Ngọc Khuê, Khánh Linh... Dù
là liveshow riêng đầu tiên, nhưng tác giả ca khúc "Bà tôi" lựa chọn
2/3 tác phẩm mới tinh của mình để giới thiệu với khán giả.
Nhạc sĩ Lê Minh Sơn - người bạn thân của Nguyễn Vĩnh Tiến
đảm nhận vai trò cố vấn chương trình cũng sát sao khi đồng hành các buổi tập
cùng các ca sĩ để góp ý và động viên tinh thần. Nhạc sĩ Nguyễn Vĩnh Tiến bày tỏ
niềm hạnh phúc và sự tin tưởng liveshow lần này của mình sẽ để lại những ấn
tượng đặc biệt cho người xem.
Live show "Tiền duyên” vẽ chân dung Nguyễn Vĩnh Tiến từ
khi anh bước chân vào con đường âm nhạc. Phần 1, giới thiệu những ca khúc nổi
bật nhất làm nên tên tuổi Nguyễn Vĩnh Tiến. Phần 2, thời kỳ khủng hoảng, trầm
cảm đô thị, khi con người trung du phải bước vào đời sống đô thị. Phần cuối
nhấn mạnh vào thanh xướng kịch, trong đó có những tác phẩm Nguyễn Vĩnh Tiến
viết cho vở rối "Thân phận nàng Kiều”. Ngoài ra, khán giả cũng sẽ được thưởng
thức những ca khúc theo "bộ” của anh như "Bộ gia đình” Bà tôi, Cha tôi và những
cánh cò giấy, Mẹ tôi và những thị xã văng. "Bộ hoa” sẽ có Hoa dành dành, Hoa
mộc…
TheoNhanDan
(HBĐT) - Biến sự nhàm chán, gò bó trở thành những trải nghiệm tuyệt vời, mang ý nghĩa giáo dục cao, mô hình "Sân khấu hóa tiết chào cờ đầu tuần để học sinh được trải nghiệm sáng tạo" ở Trường tiểu học Phú Thành (Lạc Thủy) được ngành GD&ĐT ghi nhận là mô hình có hiệu quả, trở thành 1 trong 10 mô hình điển hình tiến tiến đang được tỉnh triển khai nhân rộng trên địa bàn.
(HBĐT) - Chiêng được coi là vật báu, là linh hồn của xứ Mường. Chiêng tham gia vào tất cả các sự kiện quan trọng của người Mường. Tiếng chiêng ngân nga mời gọi mọi người tham gia lễ hội; hân hoan chúc phúc cho đôi uyên ương trong ngày cưới. Chiêng trầm lắng tiễn đưa linh hồn người chết về với tổ tiên… Cứ thế, theo thời gian những thanh âm của chiêng trở thành nét văn hóa không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Mường Bi. Chính vì vậy, trong thời gian qua, cấp ủy, chính quyền huyện Tân Lạc luôn nỗ lực bảo tồn và phát huy giá trị của chiêng Mường.
(HBĐT) - Hiện nay, toàn tỉnh có 94 di tích lịch sử văn hóa, di tích lịch sử cách mạng, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng, gồm có 53 di tích xếp hạng cấp tỉnh và 41 di tích xếp hạng cấp quốc gia. Trong nhiều năm qua, ngành VH-TT&DL luôn coi trọng công tác quản lý di tích và tổ chức lễ hội tại di tích trên địa bàn tỉnh. Qua đó, góp phần bảo vệ và phát huy giá trị của di tích.
Lễ hội Văn hóa dân gian trong đời sống đương đại năm 2019 sẽ gồm nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc diễn ra ra tại khu vực phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội) nhằm tôn vinh và quảng bá những giá trị di sản văn hóa của Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung.
Sáng 24/10, Giao lưu thực hành nghi lễ hầu đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt – Hà Nội 2019 do Hội Di sản Văn hóa Thăng Long – Hà Nội tổ chức, đã diễn ra tại đền Rừng, phường Ngọc Thụy, quận Long Biên, Hà Nội.
Nối tiếp thành công của các chương trình Nhạc tiền chiến các mùa trước từ năm 2015, Nhà hát Nghệ thuật đương đại Việt Nam tiếp tục tổ chức chương trình Nhạc tiền chiến mùa thứ 6 "Con thuyền không bến” tại Nhà Hát Lớn Hà Nội vào ngày 20-11 tới.