Theo thông tin từ gia đình Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý cho biết ông đã trút hơi thở cuối cùng vào lúc 17h15 phút ngày 26/12, tại tư gia (Đường Trần Khắc Chân- Quận 1- TPHCM), hưởng thọ 95 tuổi. Như vậy thêm một cây đại thụ âm nhạc Việt đã ra đi trong những ngày cuối năm 2019.




Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý sinh năm 1925 tại Vinh nhưng quê gốc ở Hà Nội. Ngay từ nhỏ, ông đã được tiếp xúc với âm nhạc khi được một vị linh mục người Tây Ban Nha dạy nhạc lý. Tác phẩm đầu tay của ông được viết năm 1949 mang tên Ai xây chiến lũy. Nhưng nhạc phẩm được nhiều người biết đến nhất của ông là ca khúc Dư âm, ca khúc được xép vào hàng ngũ những ca khúc thời tiền chiến. Năm 1945, Nguyễn Văn Tý tham gia phong trào Thanh niên cứu quốc và từ đó, những tác phẩm của ông mang dấu ấn mạnh mẽ của Cách mạng với nhiều ca khúc như: Vượt trùng dương, Mẹ yêu con, Bài ca năm tấn, Bài ca phụ nữ Việt Nam, Em đi làm tín dụng, Một khúc tâm tình của người Hà Tĩnh, Người đi xây hồ Kẻ Gỗ, Cô nuôi dạy trẻ, Tấm áo chiến sĩ mẹ vá năm xưa, Dáng đứng Bến Tre...

 Sau năm 1975, nhạc sỹ Nguyễn Văn Tý chuyển vào sinh sống tại TPHCM và nghỉ hưu tại đây. Năm 2000, ông được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh cho những đóng góp của ông văn học nghệ thuật cho các tác phẩm: Mẹ yêu con, Vượt trùng dương, Bài ca năm tấn, Tấm áo chiến sĩ mẹ vá năm xưa, Một khúc tâm tình của người Hà Tĩnh, Dáng đứng Bến Tre...

Trong cuộc đời hoạt động của mình, ông còn giành được nhiều giải thưởng như: Giải Nhì (không có giải nhất) của Hội văn nghệ Việt Nam cho bài Vượt trùng Dương; Giải Nhất Cuộc thi vận động sáng tác về đề tài phụ nữ với bài Tiễn anh lên đường (1964) Giải nhất sáng tác về đề tài nông nghiệp với ca khúc Bài ca năm tấn (1967) Giải Ngân hàng với bài Em đi làm tín dụng.

Ngoài ra ông còn viết một số ca khúc thiếu nhi như Màu áo chú bộ đội, Tôi là gà trống, Gà mái mơ, Út cưng... viết nhạc cho phim hoạt hình, múa rối và một số vở chèo như: Đảo nổi, Sông Hồng, Nguyễn Viết Xuân... Ông đã xuất bản các tác phẩm: Những dư âm còn lại  (Phim Video), Tuyển chọn ca khúc Nguyễn Văn Tý, (Nhà xuất bản Âm nhạc và Hội nhạc sĩ Việt Nam thực hiện năm 1995)...

                                                  Theo Tienphong

Các tin khác


Tái hiện Tết Việt trong lòng phố cổ

Trong ngày 18/1/2020 (tức 24 tháng Chạp năm Kỷ Hợi), một loạt các hoạt động văn hóa nhằm tái hiện Tết Việt sẽ diễn ra trong những không gian văn hóa phố cổ và phố đi bộ Hà Nội.

Tổng kết công tác Phát thanh- Truyền hình năm 2019

(HBĐT) -   Ngày 24/12, Đài Phát thanh và Truyền hình (PT&TH) tỉnh đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác PT&TH năm 2019, triển khai nhiệm vụ năm 2020. Đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tới dự và phát biểu chỉ đạo.

Triển lãm chuyên đề "Một thời bút nghiên"

Nhân kỷ niệm 100 năm kết thúc nền giáo dục Nho học tại Việt Nam (1919- 2019), chiều 23/12, tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I tổ chức triển lãm chuyên đề "Một thời bút nghiên”.

Trao giải Cuộc thi sáng tác mẫu phác thảo công trình mỹ thuật nút giao quốc lộ 6 và đường Hòa Lạc - Hòa Bình

(HBĐT) - Chiều 23/12, Hội đồng sáng tác mẫu phác thảo công trình mỹ thuật tỉnh Hòa Bình tổ chức trao giải Cuộc thi sáng tác mẫu phác thảo công trình mỹ thuật nút giao quốc lộ 6 và đường Hòa Lạc - Hòa Bình.

Ngắm những bức tượng của nhà điêu khắc “chuyên” tượng đài anh hùng

Ngày 25-12 này, nghệ sĩ điêu khắc lão làng Tạ Quang Bạo lần đầu tiên đón triển lãm cá nhân của mình mang tên "Chân dung nghệ sĩ Tạ Quang Bạo" với những tác phẩm ưng ý nhất còn lại trong tay ông. Và nhiều người hẳn sẽ ngạc nhiên bởi sự lãng mạn và tính nữ mạnh mẽ tràn ngập các tác phẩm của nhà điêu khắc "chuyên” tượng đài anh hùng này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục