(HBĐT) - Tân Lạc - Mường Bi là một trong 4 vùng Mường cổ của tỉnh thấm đẫm giá trị văn hóa Mường bản sắc phong phú và độc đáo. Trên nền tảng của khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp là không gian văn hóa bản sắc dân tộc Mường còn tồn tại trong sinh hoạt, sản xuất và đời sống người dân. Trong đó, nổi bật là văn hóa cồng chiêng, trang phục, nghề truyền thống, lễ hội, ẩm thực của người Mường đặc sắc và tinh tế. Nhiều năm nay, huyện Tân Lạc đã chú trọng bảo tồn, lưu giữ, phát triển các giá trị văn hóa đặc sắc này.


UBND huyện Tân Lạc đã xây dựng Đề án bảo tồn giá trị văn hóa xóm Ngòi để phát triển du lịch. Ảnh: Người dân xóm Ngòi được dạy nghề nấu rượu cần truyền thống.

Lễ hội Khai hạ Mường Bi được tổ chức từ hằng chục năm trước tại xã Phong Phú - trung tâm của Mường Bi. Đến nay, các giá trị truyền thống tốt đẹp của lễ hội ngày càng lan tỏa sâu rộng trọng đời sống văn hóa dân tộc Mường. Các hoạt động mang đậm chất văn hóa của người dân tộc Mường trong Lễ hội Khai hạ Mường Bi được tái hiện sinh động qua phong tục thờ cúng, nhớ ơn tổ tiên, cầu mong cho một mùa màng tốt tươi, mưa thuận thuận gió hòa, cho sinh sôi nảy nở. Trong lễ hội, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, diễn tấu cồng chiêng, tổ chức các trò chơi dân gian, thi ẩm thực đều thấm đẫm những giá trị văn hóa tốt đẹp của người Mường.

Cùng với Lễ hội Khai hạ Mường Bi, các lệ hội truyền thống khác của người địa phương cũng được phục dựng với nhiều ý nghĩa tốt đẹp, trong đó có Lễ hội đánh cá suối Lỗ Sơn, Lễ hộ chùa Kè đều mang lại những giá trị văn hóa tinh thần lành mạnh. Huyện Tân Lạc đặc biệt chú trọng bảo tồn và khuyến khích các hoạt đông sưu tầm, bảo tồn các giá trị văn hóa tốt đẹp của người Mường. Hầu hết các xã đều có ý thức bảo tồn văn hóa Mường nhất là trong cách sinh hoạt, ăn, ở. Xóm Lũy Ải, xã Phong Phú có gần 100% hộ dân vẫn sinh sống trong những nếp nhà sàn được xây dựng theo kiến trúc truyền thống, còn lưu giữ được nếp sinh hoạt của dân tộc và nhiều dụng cụ lao động, sản xuất cổ được làm từ gỗ, tre hoặc nứa như: khung dệt vải, cung, nỏ, dụng cụ làm ruộng, làm nương rẫy... Người dân có ý thức cao trong bảo tồn bản sắc văn hóa và chung sức xây dựng NTM, cải tạo ruộng, vườn, chỉnh trang nhà cửa sạch sẽ, vườn đẹp, ngõ xóm văn minh. 

Trong định hướng phát triển du lịch cộng đồng đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 của UBND huyện Tân Lạc cũng xác định rõ bảo tồn, lưu giữ các giá trị văn hóa truyền thống để xẩy dựng các sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu khách du lịch trong và ngoài nước. Mấy năm nay, các hoạt động bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của người Mường đang được UBND huyện Tân Lạc triển khai bàn bản. Trong đó, các khu vực trọng tâm xác định bảo tồn văn hóa như: Bản Ngòi, xã Ngòi Hoa; xóm Bưởi Cạn, xã Phú Cường; xóm Chiến, xã Nam Sơn; xóm Mường cổ Lũy Ải, xã Phong Phú; xóm Chiến, xã Nam Sơn; xóm Bưởi, xã Phú Cường; xóm Ngòi, xã Ngòi Hoa... Gần đây, người dân đã khôi phục một số nghề truyền thống như dệt thổ cẩm, nấu rượu, các món ăn dân tộc, tổ chức các hoạt động dân gian truyền thống như đánh mảng, đẩy gậy, bắn nỏ, kéo co để phát triển du lịch cộng đồng. Huyện Tân Lạc cũng đã thành lập được một số câu lạc bộ bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc Mường tại xóm Ngòi, xã Ngòi Hoa; xóm Định II (xã Mãn Đức), bước đầu phát huy hiệu quả bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường. Huyện định tổ chức tuyền truyền nâng cao nhận thức bảo tồn, lưu giữ các giá trị văn hóa của người Mường, cũng như tổ chức các hoạt động đào tạo, dạy nghề truyền thống cho người dân, lưu giữ những nét sinh hoạt văn hóa đậm đà bản sắc văn háo dân tộc như: nếp nhà sàn truyền thống, trang phục dân tộc, hát ru, hát đúm, đánh chiêng, trình diễn mo Mường... Bên cạnh đó, huyện cũng phối hợp với các sở, ngành chức năng huy động các nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng, khuyến khuyến khích doanh nghiệp, nhà đầu tư xây dựng sản phẩm du lịch gắn với bản sắc văn hóa dân tộc. 


P.V

Các tin khác


Cao Phong ngày mới

(HBĐT) - Về Cao Phong những ngày cuối năm đúng dịp người dân hối hả thu hoạch cam, mía - 2 loại cây trồng chủ lực của huyện, cảm nhận niềm vui từ thành quả lao động sản xuất cần cù, sáng tạo. Những con đường nhựa, bê tông rực rỡ hoa nở ngày càng được nối dài, không chỉ thuận lợi cho giao thương hàng hóa, sinh hoạt mà còn "vẽ” nên bức tranh nông thôn mới sinh động.

Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2019: Những ấn tượng khó phai

(HBĐT) - Ngày hội xứ Mường - Tuần Văn hoá - Du lịch tỉnh Hoà Bình năm 2019 đã khép lại, nhưng tiếng chiêng ngân, gương mặt rạng rỡ của cô gái Mường và hình ảnh mâm cỗ lá đặc sắc nhất Việt Nam vẫn đọng lại, lắng sâu trong tâm trí của người dân và du khách. Đó là bởi những điểm nhấn sắc nét đã để lại những ấn tượng ngọt ngào.

Sức sống phong trào văn nghệ quần chúng ở Mường Bi

(HBĐT) - Năm 2019, huyện Tân Lạc được đánh giá là năm thành công trên lĩnh vực hoạt động văn hóa, văn nghệ. Huyện đã đạt được thành tích cao tại các hội thi, hội diễn của tỉnh và khu vực.

Rộn ràng chương trình đón năm mới 2020

Hàng loạt sao Việt đình đám cùng nhiều gương mặt học sinh tươi trẻ sẽ xuất hiện trong các chương trình đón năm mới như Chào - VTV New year concert, HTV chào xuân 2020, Hòa ca...

Rực rỡ sắc màu trong ngày khai mạc Lễ hội ném còn tại Lai Châu

Lễ hội ném còn lần thứ VI dành cho các huyện có chung đường biết giới giữa ba nước Việt Nam - Lào - Trung Quốc đã khai mạc tại huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu tối 29-12.

Cây đại thụ âm nhạc Việt - Nhạc sỹ Nguyễn Văn Tý qua đời

Theo thông tin từ gia đình Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý cho biết ông đã trút hơi thở cuối cùng vào lúc 17h15 phút ngày 26/12, tại tư gia (Đường Trần Khắc Chân- Quận 1- TPHCM), hưởng thọ 95 tuổi. Như vậy thêm một cây đại thụ âm nhạc Việt đã ra đi trong những ngày cuối năm 2019.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục