(HBĐT) - Bằng kinh nghiệm sống, uy tín và sự tâm huyết, những già làng, trưởng bản, người có uy tín không chỉ là chỗ dựa vững chắc cho cấp ủy Đảng, chính quyền cơ sở mà còn là vốn quý của cộng đồng để khơi dậy tình đoàn kết dân tộc và động lực trong lao động sản xuất, góp phần phát triển KT-XH ở địa phương.





 


Với những đóng góp tích cực, 50 già làng, người có uy tín huyện Mai Châu được biểu dương trong công tác phòng, chống tệ nạn ma túy. 

Dùng uy tín để cảm hóa người nghiện  

Là một trong những người đầu tiên ở xóm Lầu "bập" vào ma túy khi cơn bão "chết trắng" tràn vào Mai Hạ  (Mai Châu) đầu những năm 2000, anh Hà Văn Êu tưởng cuộc đời mình đã hoàn toàn bị vứt bỏ. Quay cuồng trong cơn nghiện, anh Êu bị cộng đồng xa lánh, người thân ghê sợ. Cuộc đời "chạm đáy" khi nhìn lại chỉ còn một căn nhà trống hoác, vợ con rời bỏ, may thay, anh Êu đã kịp tỉnh ngộ. Nhưng để thoát nghiện không phải là việc dễ dàng. 5 lần 7 lượt tưởng đã quay đầu là bờ nhưng anh vẫn không thoát khỏi khói thuốc ma túy. Đúng lúc cùng quẫn nhất, anh Êu được ông Vì Xuân Điệp, khi đó là Chủ tịch UBND xã đứng ra bảo lãnh cho anh làm xưởng mộc ngay gần nhà. Không chỉ khuyên bảo, tâm sự, ông Điệp còn giám sát, ra mặt bảo vệ anh với những người bạn nghiện vẫn hàng ngày tìm đến lôi kéo. Được chủ tịch xã tin tưởng, như chết đuối vớ được cọc, anh Êu dùng tất cả nỗ lực còn lại làm việc, cai nghiện để làm lại cuộc đời, tìm lại niềm tin của vợ con và cộng đồng. Cảm nhận được sự quyết tâm của anh, ông Điệp cùng bà con xóm Lầu giúp anh cai nghiện thành công. Giờ đây, quá khứ nghiện ngập đã trôi qua, anh Êu đã sửa được nhà, mua được xe cho cậu con trai duy nhất để lập nghiệp. Anh Êu tâm sự nếu không có sự chỉ bảo, kèm cặp của ông Điệp, anh đã không có ngày hôm nay. Giờ ông Điệp như người bố, người ông trong gia đình anh Êu luôn kính trọng, vẫn thường đến thăm hỏi, nhất là những ngày lễ, Tết. 

Không riêng với gia đình anh Êu, ông Điệp còn là ông, là bố của nhiều gia đình khác ở xóm Lầu này. Bằng uy tín, tiếng nói của mình, ông Điệp dành gần như tất cả tâm huyết cho cuộc chiến chống ma túy, tìm lại cuộc sống cho những thanh niên bản Lầu không may dính vào ma túy. Chia sẻ tại hội nghị biểu dương những người có uy tín trong cộng đồng của huyện Mai Châu, ông Điệp cho biết: Cơn bão ma túy ở Mai Hạ đã tạm lắng xuống nhưng mối nguy tiềm ẩn chưa khi nào hết. Chính vì vậy, cuộc chiến ấy với tôi vẫn chưa kết thúc. Hàng ngày, tôi tuyên truyền, vận động người dân, thậm chí đến từng nhà, trong từng cuộc họp liên gia để tuyên truyền, vận động thanh niên "nói không với ma túy". 



Già làng Triệu Lục Liên (đứng giữa), bản Bà Rà, xã Nật Sơn - naylà xã Hùng Sơn(Kim Bôi) tuyên truyền, vận động nhân dân hiến đất làm đường xây dựng nông thôn mới.

Trong những năm qua, với uy tín, tiếng nói của mình, hơn 100 già làng, trưởng bản ở huyện vùng cao Mai Châu đã góp tiếng nói tích cực trong cuộc chiến chống ma túy. Họ chính là cầu nối, là tai mắt của lực lượng công an trong cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung, phòng chống ma túy nói riêng. 

Gom sức dân để xây dựng nông thôn mới

Những già làng không chỉ là vốn quý trong công tác bảo vệ ANTT, nhiều già làng, người có uy tín trong cộng đồng còn là cầu nối để hiện thực hóa những chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ở cơ sở. Ông Triệu Lục Liên, bí thư chi bộ, người có uy tín ở thôn Bà Rà, xã Nật Sơn - nay là xã Hùng Sơn (Kim Bôi) là một người như thế. Nói đến ông Liên, có lẽ không có cán bộ nào ở huyện Kim Bôi không biết, bởi ông Liên không chỉ là một người có uy tín trong cộng đồng người Dao Bà Rà mà còn là người có thâm niên "vác tù và" với hơn 20 năm liên tục được nhân dân tín nhiệm bầu làm trưởng thôn, rồi bí thư chi bộ thôn Bà Rà. Trong suốt quá trình công tác, ông Liên không chỉ là cầu nối để đưa chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với đồng bào Dao mà ông còn trực tiếp vận động để làm thay đổi cuộc sống của bản Dao Bà Rà. Đi trên con đường bê tông mới được xây dựng, ngắm nhìn những ruộng ngô đang mùa thu hoạch, xa xa là những ngôi nhà xây khang trang, cảm nhận cuộc sống đổi thay của bản Dao Bà Rà hôm nay. Có được kết quả đó chính là nhờ quá trình vận động của ông Liên. Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã

Nật Sơn Bùi Thị Hà kể, trước đây, đường lên Bà Rà vô cùng khó khăn. Đó chỉ là những con đường mòn nhỏ, mỗi lần cán bộ về xóm là xác định đi bộ 4 - 5 km đường rừng. Nhiều thầy, cô giáo tâm huyết mang cái chữ cho con em bản Dao cũng chỉ biết bỏ xe dưới chân dốc và lội bộ vào bản. Thương cán bộ, thương thầy, cô giáo, ông Liên đã quyết định vận động nhân dân thu sản phẩm để gây quỹ cho xóm rồi san đất làm đường vào bản. Có đường, ô tô lên được tận bản, nông sản của bà con được giá, măng trở thành hàng hóa, rồi cây ngô lai cũng được đưa về bản. Từ con đường đầu tiên ấy, nhận thấy lợi ích kinh tế mang lại cho dân, ông Liên tiếp tục vận động nhân dân mở các tuyến đường sang xóm Bặc Rặc, xã Tân Thành - nay là xã Cao Dương (Lương Sơn), làm đường nối từ trường học đến nhà văn hóa của xóm để thuận lợi cho các thầy, cô giáo và học sinh. Nhớ lại những ngày tự tay đào đường, kéo đất, đến từng nhà vận động ngày công, ông Liên tâm sự: Mình đã giải thích cho bà con lợi ích kinh tế của những con đường, đầu tiên là con em đi học không vất vả; thầy, cô giáo đến trường thuận lợi và kinh tế cũng khấm khá lên khi có đường, vậy là bà con đồng thuận. Sự đồng thuận ấy cũng đã giúp sức cho nhiều dự án của Đảng, Nhà nước triển khai ở Bà Rà. Đầu tiên là tuyến đường giao thông liên xóm hơn 1,4 km từ nguồn vốn của chương trình nông thôn mới, nhiều hộ dân ở đây đã tham gia hiến đất, góp công để làm đường. Những công trình chi trường, nhà văn hóa cũng được xây dựng trên phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm. 

Ông Vì Xuân Điệp, ông Triệu Lục Liên là hai trong số rất nhiều già làng, người có uy tín tiêu biểu trên địa bàn tỉnh bằng tấm lòng, trách nhiệm của mình đã góp phần giúp cho đồng bào dân tộc vùng cao có cuộc sống ấm no, hạnh phúc hơn. Có thể chỉ là những buổi nói chuyện, những lời động viên, hay bằng chính những quy định của dòng tộc nhưng những già làng đã thực sự là nhân tố quan trọng xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân; khơi dậy tinh thần lao động sản xuất cho nhân dân.

Đinh Hòa

Các tin khác


Phấn đấu vì một nền nghệ thuật sân khấu tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

Ngày 13/1, tại Hà Nội, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam tổ chức Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 9 (nhiệm kỳ 2019-2024) với sự tham dự của hơn 420 đại biểu đại diện cho gần 2.500 hội viên trên cả nước.

Thiếu nhi tỉnh hát mừng “Xuân 2020 yêu thương”

(HBĐT) - Nhân kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 3/2/1930- 3/2/ 2020 và chuẩn bị chào đón Tết cổ truyền của dân tộc, ngày 11/1, Nhà thiếu nhi tỉnh đã tổ chức chương trình văn nghệ "Xuân 2020 yêu thương”. 

Nét chấm phá du lịch Mường Bi

(HBĐT) - Mường Bi (Tân Lạc) là một trong bốn vùng Mường cổ của tỉnh. Được thiên nhiên ưu đãi nơi đây đang sở hữu nhiều di tích lịch sử, văn hóa, danh thắng cấp quốc gia, cấp tỉnh là những núi đồi, hang động, ruộng bậc thang, thác nước và những bản Mường xinh đẹp, mến khách. Những năm gần đây, huyện đã tích cực đầu tư, tôn tạo và khai thác những tiềm năng sẵn có này để phát triển du lịch. Theo đó đã tạo những nét chấm phá mới mẻ để bức tranh Mường Bi ngày càng thêm sinh động.   

Huyện Đà Bắc:  Doanh thu từ các hoạt động du lịch đạt trên 16,7 tỷ đồng

(HBĐT) - Năm 2019, huyện Đà Bắc ban hành kế hoạch phát triển du lịch và tổ chức thành công Hội nghị xúc tiến đầu tư phát triển du lịch, nông nghiệp. Đây là bước tiến quan trọng trong hoạt động thu hút đầu tư, hứa hẹn tạo ra sự chuyển mình tích cực trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ của huyện. Qua khảo sát, Đà Bắc hiện có 15 vị trí phù hợp có thể đầu tư phát triển các dự án du lịch, kết hợp giữa du lịch và nông nghiệp. Huyện đã phát triển được có 4 điểm du lịch cộng đồng được du khách trong nước, quốc tế yêu thích.

Đoàn nghệ thuật các dân tộc tỉnh: Biểu diễn 30 buổi phục vụ nhân dân vùng sâu, xa

(HBĐT) -  Trong năm 2019, hoạt động biểu diễn nghệ thuật được ngành Văn hóa – Thể thao và Du lịch quan tâm. Ngành đã chỉ đạo Đoàn nghệ thuật các dân tộc tỉnh dàn dựng chương trình nghệ thuật đặc sắc phục vụ các sự kiện, nhiệm vụ chính trị, các ngày lễ lớn trong năm.

Huyện Lạc Sơn có 83,1% số hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa

(HBĐT) - Năm 2019, huyện Lạc Sơn có 28.700/34.536 hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa, đạt 83,1%; 208/252 khu dân cư văn hóa đạt 82,5%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục