(HBĐT) - Chiều 17/3, Sở VH-TT&DL và Sở GD&ĐT tổ chức ký kết Chương trình phối hợp công tác trong việc giáo dục lịch sử, văn hóa địa phương thông qua di sản văn hóa.


Lãnh đạo Sở VH,TT&DL và Sở GD&ĐT ký kết chương trình phối hợp giữa hai ngành.

Việc ký kết nhằm thực hiện Quyết định số 4788/QĐ-BVHTTDL của Bộ VH-TT&DL về việc phê duyệt đề án "Đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của bảo tàng gắn với phát triển du lịch”.

Chương trình ký kết nhằm tăng cường phối hợp giữa Sở VH-TT&DL và Sở GD&ĐT nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả trong việc triển khai giáo dục lịch sử, văn hóa địa phương thông qua hệ thống di sản văn hóa. Tăng cường công tác giáo dục truyền thống, di sản văn hóa và tổ chức học tập lịch sử tại Bảo tàng gắn với học đường; thực hiện chức năng bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa dân tộc. Đồng thời giúp học sinh có thêm môi trường học thực tế về lịch sử địa phương, tìm hiểu và tham gia vào sự nghiệp bảo vệ, phát huy di sản văn hóa các dân tộc trên địa bàn tỉnh, giúp học sinh nâng cao nhận thức về bảo vệ di sản, tạo hứng thú học tập cho các em. Từ đó, cung cấp kiến thức về lịch sử, văn hóa cho học sinh, giúp các em hiểu về lịch sử dựng nước, giữ nước, truyền thống văn hóa dân tộc, khơi dậy lòng tự hào, giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước và truyền thống đấu tranh cách mạng cho thế hệ trẻ. Nâng cao ý thức bảo vệ, giữ gìn, chăm sóc, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản của các thế hệ trước để lại, đặc biệt là những di sản, di tích tại địa phương. 

Thông qua chương trình ký kết, hai cơ quan sẽ có trách nhiệm nghiên cứu, xây dựng, biên soạn các loại tài liệu giới thiệu về di sản văn hóa tỉnh Hòa Bình dùng cho học sinh; xây dựng chuyên đề học tập lịch sử tại Bảo tàng tỉnh và tại các di tích, xây dựng các chuyên đề học tập lịch sử địa phương phù hợp với nhiều cấp học và lứa tuổi; xây dựng chương trình hoạt động, tìm hiểu, khám phá, tương tác các loại hình di sản cho học sinh các cấp; nghiên cứu, biên soạn tài liệu và tổ chức truyền dạy một số loại hình di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu các dân tộc tỉnh Hòa Bình thông qua các hình thức, mô hình hoạt động cho phù hợp như: thành lập câu lạc bộ, xây dựng chương trình sinh hoạt, học tập ngoại khóa… đưa các trò chơi, trò diễn dân gian tiêu biểu của cộng đồng các dân tộc Hòa Bình phổ biến trong các hoạt động ngoại khóa của học sinh, trong hệ thống trường học trong toàn tỉnh.
 
Hồng Ngọc

Các tin khác


Hoàn thiện hồ sơ để bảo tồn, phát huy giá trị "Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ"

Thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ngày 11/3 cho biết: UBND tỉnh Bắc Ninh vừa hoàn thiện Hồ sơ "Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ" đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, gửi Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) xét đưa vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp.

Đình Khói - nơi giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa, tín ngưỡng

(HBĐT) - Di tích đình Khói tọa lạc tại xóm Láo Thành, xã Ân Nghĩa (Lạc Sơn). Mới đây, di tích đình Khói được trùng tu, tôn tạo góp phần phát huy giá trị văn hóa lịch sử, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tâm linh, tín ngưỡng của người dân trong vùng, trở thành điểm du lịch tâm linh thu hút du khách thập phương.

Bảo vệ toàn diện Di sản Văn hóa thế giới Hội An

Giai đoạn 2020 - 2025, Trung tâm Quản lý bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An thực hiện bảy nhóm giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy bền vững phố cổ Hội An; trong đó chú trọng chống xuống cấp đối với những di tích có giá trị văn hóa, lịch sử cao. Bảy nhóm giải pháp gồm: Chống ngập lụt phố cổ; chống xói mòn, sạt lở; phát triển không gian cảnh quan tuyến phố hướng tới phát triển bền vững; bảo tồn các công trình cổ, công trình cũ; bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể; quy hoạch đô thị nông thôn vùng di sản và phát triển làng nghề; nhóm giải pháp về nguồn lực cho công tác bảo tồn di sản.

“Đa diện” ra mắt triển lãm lần thứ 4

Nối tiếp thành công của ba lần triển lãm vào các năm 2018, 2019, nhóm các họa sĩ Đa diện ra mắt triển lãm lần thứ 4 vào 18 giờ tối 9-3 tại Nhà triển lãm 29 Hàng Bài.

Nhìn nhận lại để điều chỉnh công tác tổ chức, quản lý lễ hội

Việc tạm dừng và không tổ chức các lễ hội trong cả nước do dịch Covid-19 dù tạo ra không ít "hụt hẫng” trong các cộng đồng dân cư địa phương, tuy nhiên, đều nhận được sự đồng thuận và ủng hộ của mọi người. Đây cũng là dịp để nhìn nhận và đánh giá một cách rõ ràng hơn về công tác tổ chức, quản lý lễ hội, cho thấy nếu nghiêm túc thực hiện thì những mùa lễ hội sẽ an toàn, lành mạnh và thật sự mang nhiều ý nghĩa nhân văn.

Hoa sưa nở trắng trời - nét chấm phá trong bức tranh xuân

(HBĐT) - Hoa sưa là thứ hoa kén thời tiết và cũng giống như thiếu nữ đang hẹn hò, giận hờn người yêu không đến. Hoa sưa mỗi năm chỉ nở vào dịp cuối xuân, thời tiết vẫn còn mát và bắt đầu ấm lên dần, tiết trời lúc se lạnh, có chút mưa xuân, lại có chút nắng ấm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục