Hướng tới kỷ niệm 1.010 năm Thăng Long - Hà Nội (1010-2020), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật cho ra mắt cuốn sách "Sự tích các Thành hoàng làng Thăng Long - Hà Nội”.

Sách "Sự tích các Thành hoàng làng Thăng Long - Hà Nội” do PGS.TS. Đỗ Thị Hảo, Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội cùng sự tham gia của 50 nhà nghiên cứu văn hóa uy tín dày công biên soạn căn cứ vào các văn bản lưu trữ kết hợp với sưu tầm, trực tiếp thực tế tại các di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc ở Hà Nội.

Cuốn sách giới thiệu hơn 130 sự tích các vị Thành hoàng. Đây chính là di sản văn hóa do cha ông ta để lại từ ngàn năm, hình thành nên bản sắc văn hóa riêng có của Việt Nam nói chung và Thăng Long - Hà Nội nói riêng.

 


Bìa sách "Sự tích các Thành hoàng làng Thăng Long - Hà Nội” (Ảnh:  Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật)

Việc xuất bản cuốn sách mang ý nghĩa thiết thực, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản văn hóa trong điều kiện các địa phương vẫn thờ phụng Thành hoàng nhưng không còn lưu giữ được thần tích của làng mình, không biết vị Thành hoàng đang thờ đó là ai, công trạng thế nào, những nghi thức, quy định trong tế lễ, hội hè đình đám xa xưa là gì và tại sao lại như vậy…"Sự tích các Thành hoàng làng Thăng Long - Hà Nội” chắt lọc trong 480 trang, từ những nghiên cứu của các hội viên Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội về tục thờ Thành hoàng - các vị thần được dân thờ phụng tại đình, đền, miếu ở mỗi làng là những anh hùng chống giặc ngoại xâm, người có công khai hoang mở đất, các vị tổ nghề… Được viết theo lối kể sự tích, với những dẫn chứng sinh động, gần gũi, quen thuộc, cuốn sách giúp bạn đọc hiểu sâu sắc đất và người Hà Nội trong lịch sử nghìn năm, bên cạnh đó có không ít những phát hiện thú vị.

 

Bên cạnh cuốn sách "Sự tích các Thành hoàng làng Thăng Long - Hà Nội”, hai cuốn "Các vị thần Thăng Long - Hà Nội” và "Hội làng Thăng Long - Hà Nội” được các hội viên Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội biên soạn và xuất bản nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, là những đóng góp đáng quý, giúp cho độc giả, nhà nghiên cứu hiểu biết và có những thông tin thú vị về mảnh đất Thủ đô nghìn năm văn hiến./.

Theo Dangcongsan.com.vn
 

Các tin khác


Đình Khói - nơi giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa, tín ngưỡng

(HBĐT) - Di tích đình Khói tọa lạc tại xóm Láo Thành, xã Ân Nghĩa (Lạc Sơn). Mới đây, di tích đình Khói được trùng tu, tôn tạo góp phần phát huy giá trị văn hóa lịch sử, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tâm linh, tín ngưỡng của người dân trong vùng, trở thành điểm du lịch tâm linh thu hút du khách thập phương.

Bảo vệ toàn diện Di sản Văn hóa thế giới Hội An

Giai đoạn 2020 - 2025, Trung tâm Quản lý bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An thực hiện bảy nhóm giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy bền vững phố cổ Hội An; trong đó chú trọng chống xuống cấp đối với những di tích có giá trị văn hóa, lịch sử cao. Bảy nhóm giải pháp gồm: Chống ngập lụt phố cổ; chống xói mòn, sạt lở; phát triển không gian cảnh quan tuyến phố hướng tới phát triển bền vững; bảo tồn các công trình cổ, công trình cũ; bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể; quy hoạch đô thị nông thôn vùng di sản và phát triển làng nghề; nhóm giải pháp về nguồn lực cho công tác bảo tồn di sản.

“Đa diện” ra mắt triển lãm lần thứ 4

Nối tiếp thành công của ba lần triển lãm vào các năm 2018, 2019, nhóm các họa sĩ Đa diện ra mắt triển lãm lần thứ 4 vào 18 giờ tối 9-3 tại Nhà triển lãm 29 Hàng Bài.

Nhìn nhận lại để điều chỉnh công tác tổ chức, quản lý lễ hội

Việc tạm dừng và không tổ chức các lễ hội trong cả nước do dịch Covid-19 dù tạo ra không ít "hụt hẫng” trong các cộng đồng dân cư địa phương, tuy nhiên, đều nhận được sự đồng thuận và ủng hộ của mọi người. Đây cũng là dịp để nhìn nhận và đánh giá một cách rõ ràng hơn về công tác tổ chức, quản lý lễ hội, cho thấy nếu nghiêm túc thực hiện thì những mùa lễ hội sẽ an toàn, lành mạnh và thật sự mang nhiều ý nghĩa nhân văn.

Hoa sưa nở trắng trời - nét chấm phá trong bức tranh xuân

(HBĐT) - Hoa sưa là thứ hoa kén thời tiết và cũng giống như thiếu nữ đang hẹn hò, giận hờn người yêu không đến. Hoa sưa mỗi năm chỉ nở vào dịp cuối xuân, thời tiết vẫn còn mát và bắt đầu ấm lên dần, tiết trời lúc se lạnh, có chút mưa xuân, lại có chút nắng ấm.

Quảng Ninh vẫn là điểm đến an toàn, thân thiện, hấp dẫn

Tỉnh Quảng Ninh vừa hoàn thiện kịch bản "Chương trình kích cầu du lịch Quảng Ninh 2020” nhằm thu hút du khách trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đang tác động mạnh tới ngành du lịch cả nước nói chung và du lịch Quảng Ninh nói riêng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục