(HBĐT) - Thực hiện việc sáp nhập, huyện Cao Phong từ 13 xã, thị trấn với 124 xóm, khu dân cư giảm còn 10 xã, thị trấn; 88 xóm, khu dân cư. Việc sáp, nhập thôn, tổ dân phố đã đem lại nhiều lợi ích thiết thực, tuy nhiên, sau sáp nhập nhiều địa phương đang đối diện với tình trạng thừa, thiếu nhà văn hóa (NVH) thôn, xóm, khu dân cư, ảnh hưởng đến việc sinh hoạt cộng đồng của người dân.
Nhà văn hóa xóm Nam Thái, xã Nam Phong (Cao Phong) được xây từ lâu, diện tích nhỏ không đảm bảo cho người dân địa phương tổ chức các hoạt động sinh hoạt cộng đồng.
NVH thôn, xóm là trung tâm hội họp và tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí của một khu dân cư. Với ý nghĩa đó, NVH đóng vai trò không thể thiếu trong việc tổ chức các phong trào và là tác nhân quan trọng quyết định đến việc xây dựng làng văn hóa. Trước đây, nếu mỗi xóm, khu dân cư có 1 NVH làm nơi sinh hoạt cộng đồng thì sau khi sáp nhập, 1 xóm, khu dân cư có tới 2 - 3 NVH. Tuy nhiên, có một thực tế tại các xóm nhiều NVH nhưng vẫn rơi vào tình trạng vừa thừa, vừa thiếu.
Đồng chí Bùi Tiến Dũng, Trưởng Phòng VH-TT huyện cho biết: Thực hiện việc sáp nhập giảm số thôn, xóm, khu dân cư đồng nghĩa với việc số lượng NVH bị thừa. Thực tế, thực trạng chung sau sáp nhập là hầu hết các NVH thôn, xóm trên địa bàn huyện đều không đảm bảo về diện tích và trang thiết bị để hoạt động. Do vậy, nhiều địa phương sau khi sáp nhập vẫn tiếp tục sử dụng NVH cũ, hoặc xây mới, nâng cấp, sửa chữa các NVH để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cộng đồng của người dân.
Quy mô dân số tăng, các thiết chế văn hóa cũ không còn phù hợp, việc tổ chức sinh hoạt cộng đồng gặp nhiều khó khăn. Bởi, sau khi sáp nhập chỉ lựa chọn 1 NVH để làm không gian sinh hoạt cộng đồng, song số hộ, nhân khẩu tăng lên, trong khi các NVH cũ đều được xây dựng từ trước khi thực hiện sáp nhập, quy mô hoạt động nhỏ, nên không đủ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cộng đồng cho các xóm sau khi được sáp nhập. Do vậy, tuy thừa số NVH, nhưng lại thiếu 1 NVH có quy mô lớn, đáp ứng đủ nhu cầu sinh hoạt cho các thôn, tổ dân phố. Đồng chí Đinh Đức Lâm, Phó Chủ tịch UBND xã Nam Phong cho biết: Hầu hết các NVH đều xây dựng trước khi thực hiện sáp nhập. Các NVH xây dựng cũ có diện tích nhỏ, hội trường, ghế ngồi chỉ phù hợp với thôn có dân số ít. Tại xã Nam Phong thực hiện sáp nhập 2 xóm Ong 1 và Ong 2 thành xóm Ong với 141 hộ. Tuy nhiên, do nhà văn hóa xóm Ong 1 mới được xây dựng năm 2017, về cơ bản đảm bảo diện tích sử dụng nên thống nhất sử dụng NVH xóm Ong 1 làm NVH chung của xóm Ong. Còn lại, hầu hết các nhà văn hóa thôn, xóm của xã đều được xây từ lâu nên đã xuống cấp, không đảm bảo quy mô, diện tích sử dụng nên ảnh hưởng nhiều đến việc tổ chức các hoạt động sinh hoạt cộng đồng tại địa phương.
Thực trạng chung của các xóm, khu dân cư của huyện Cao Phong hiện nay là việc vừa thừa, vừa thiếu NVH và vấn đề sử dụng sao cho hiệu quả, phù hợp với thực tế. Đồng chí Bùi Tiến Dũng, Trưởng Phòng VH-TT huyện cho biết thêm: Hiện nay, toàn huyện mới có 8/10 xã, thị trấn có nhà văn hóa, hội trường đủ tiêu chuẩn; 100% xóm, khu dân cư có nhà văn hóa, trong đó tỷ lệ NHV nhỏ, xuống cấp, không đảm bảo chiếm trên 60%. Do đó, nhiều địa phương đã căn cứ vào tình hình thực tế để vận dụng một cách sáng tạo, có những giải pháp linh hoạt khắc phục khó khăn trong khai thác, sử dụng NVH sau sáp nhập. Cụ thể như, trên cơ sở các NVH hiện có, NVH nào còn phù hợp thì vẫn tổ chức cho nhân dân sinh hoạt, còn đối với các NVH không đủ diện tích khắc phục khó khăn bằng cách căng phông, rạp để nhân dân tổ chức hội họp và tham gia văn nghệ, thể thao, chứ tuyệt đối không để NVH bị bỏ hoang, gây lãng phí.
Tuy nhiên, vẫn không ít địa phương đang lúng túng trong việc quản lý NVH sau sáp nhập như thế nào để sử dụng hiệu quả, hợp lý. Trước mắt, các xã vận động người dân chủ động khắc phục khó khăn, huy động xã hội hóa để sửa chữa, nâng cấp tạm thời các nhà văn hóa đã xuống cấp.
Hồng Ngọc
Âm nhạc của các dân tộc thiểu số có vai trò quan trọng và là yếu tố quyết định tạo nên bản sắc riêng, sự phong phú, đa dạng của âm nhạc dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều loại hình âm nhạc dân tộc thiểu số đang đứng trước nguy cơ bị mai một, cần được bảo tồn, gìn giữ.
Phong phú kho tàng âm nhạc dân tộc
(HBĐT) -Vẫn ở nhà thấp lợp bằng lá cọ hoặc tranh, biết gìn giữ chữ viết, tiếng nói, trang phục và phát huy những phong tục, tập quán đặc sắc của dân tộc mình là những văn hóa đẹp của cộng đồng người Dao huyện vùng cao Đà Bắc.
(HBĐT) - UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 04/QĐ-UBND về "bộ thiết kế mẫu nhà văn hóa (NVH) xã, thôn, bản và cổng làng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình” để các tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác đầu tư xây dựng hoặc cải tạo, sửa chữa NVH xã, thôn, bản và cổng làng trên địa bàn tỉnh nghiên cứu, áp dụng khi lập thiết kế xây dựng, cải tạo, sửa chữa.
(HBĐT) - Vượt qua gần 300 tác giả là các họa sỹ chuyên nghiệp và không chuyên đến từ 46 tỉnh, thành phố trên cả nước với 365 tác phẩm dự thi, tác giả Nguyễn Văn Công, Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình đã được trao giấy chứng nhận đạt giải nhất cho tác phẩm "Vững bước dưới cờ Đảng vinh quang”- Giải tranh cổ động tuyên truyền chào mừng kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2020), được Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VH-TT&DL) phối hợp với UBND tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức vào trung tuần tháng 1 vừa qua.
Sau TP.HCM, toàn bộ các rạp chiếu phim tại Hà Nội sẽ buộc phải ngưng hoạt động trước diễn biến khó lường của dịch Covdi-19.
Thông tin từ Ban tổ chức Giải Âm nhạc Cống hiến lần 15 năm 2020 của Báo Thể thao & Văn hóa (Thông tấn xã Việt Nam) cho biết: Ngày 19/3, do tình hình dịch COVID- 19 diễn biến phức tạp, Ban tổ chức đã gửi phiếu bầu online đến các phóng viên thay vì tổ chức họp báo trực tuyến tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh để bầu chọn như mọi năm.