(HBĐT) -Vẫn ở nhà thấp lợp bằng lá cọ hoặc tranh, biết gìn giữ chữ viết, tiếng nói, trang phục và phát huy những phong tục, tập quán đặc sắc của dân tộc mình là những văn hóa đẹp của cộng đồng người Dao huyện vùng cao Đà Bắc.



Phụ nữ dân tộc Dao ở xóm Sưng, xã Cao Sơn (Đà Bắc) giữ nét văn hóa trong trang phục hàng ngày. 

Có dịp ghé thăm xóm Tra hay xóm Phủ của xã Toàn Sơn, không khó để nhận thấy kiến trúc nhà ở, cách ăn mặc và sử dụng ngôn ngữ, tiếng nói của đồng bào người Dao Tiền nơi đây vẫn còn gần như nguyên vẹn. Đồng chí Đặng Thái Sơn, Chủ tịch UBND xã cho biết: Từ năm 2011 đến nay, cùng với phong trào chung sức xây dựng NTM, toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, nhân dân 2 xóm đã tích cực tham gia đóng góp công sức để hoàn thiện các tiêu chí, trong đó có tiêu chí văn hóa. Bên cạnh đó, nhiều bản sắc của người Dao được bảo tồn trong cộng đồng như việc tổ chức Tết nhảy hàng năm. Trong các hoạt động văn hóa, văn nghệ, các điệu múa hát, trò chơi dân gian đặc sắc của người Dao thu hút đông đảo người dân tham gia.     

Xóm Sưng, xã Cao Sơn là xóm của đồng bào Dao Tiền. Cũng giống như ở nhiều xóm, bản người Dao tại địa phương, người dân nơi đây vẫn giữ thói quen, nếp ăn, nếp ở từ trước. Về ở thì ở nhà trệt nhiều gian có phần mái thấp, cửa vào thường bố trí ở phía đầu nhà. Về trang phục, phụ nữ Dao thường chọn gam màu chủ đạo là màu chàm và màu đen, được thêu hoa văn ở tà áo. Áo của phụ nữ Dao thể hiện sự nhã nhặn nhưng không kém phần tinh tế. Về ẩm thực, cách chế biến món ăn của bà con dân dã, không cầu kỳ, có 2 đặc sản đáng nhớ nhất là thịt chua và rượu hoẵng. Đặc biệt, từ năm 2017 đến nay, với sự hỗ trợ của tổ chức AFAP Việt Nam, xóm Sưng đã chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn những nét văn hóa dân tộc. Khai thác vẻ đẹp của thiên nhiên ban tặng cùng ý thức gìn giữ, phát huy bản sắc vốn có của dân tộc mình, xóm Sưng đã và đang là địa chỉ hấp dẫn du khách nước ngoài đến thăm quan, trải nghiệm.

Theo thống kê, cộng đồng người Dao hiện chiếm tỷ lệ trên 20% tổng dân số huyện Đà Bắc, sinh sống rải rác ở các xã Toàn Sơn, Cao Sơn, Vầy Nưa, Tân Minh, Đoàn Kết, Tân Pheo, Nánh Nghê, Tú Lý và thị trấn Đà Bắc. Văn hóa đặc trưng của người Dao thể hiện ở 2 nhánh là Dao Tiền và Dao quần chẹt. Người Dao quần chẹt sống tập trung ở xóm Mạ, xã Tú Lý. Một trong những nét văn hóa đặc sắc không thể không nhắc tới của người Dao là Tết nhảy - phong tục tập quán cấp sắc đặt tên và mừng cơm mới vào tháng 10, tháng 11 hàng năm.

Theo đồng chí Bùi Thị Hồng Anh, Phó trưởng Phòng VH-TT huyện Đà Bắc, những nét văn hóa đặc sắc của đồng bào Dao trên địa bàn huyện đã và đang được quan tâm bảo tồn, phát triển trong những năm gần đây. Việc bảo tồn bản sắc văn hóa người Dao đồng thời gắn với phát triển du lịch, du lịch cộng đồng của địa phương thông qua Nghị quyết số 09 của Huyện ủy Đà Bắc, ngày 26/5/2015 về việc phát triển du lịch huyện đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; đề án phát triển du lịch huyện đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1908/QĐ-UBND, ngày 29/6/2017.

Kể từ năm 2019, UBND huyện đã phối hợp với Ban Sơn động người Dao khu vực 3 tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Phú Thọ tổ chức Lễ hội mừng Xuân của đồng bào dân tộc Dao tại xóm Bai, xã Cao Sơn, đồng thời dự kiến tiến hành khôi phục lễ hội này hàng năm. Cuối năm 2019, lần đầu tiên huyện tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư du lịch và nông nghiệp. Bên cạnh các dân tộc khác, bản sắc dân tộc Dao với nét văn hóa, phong tục tập quán, nhà ở, trang phục, dân ca, dân vũ, nhạc cụ truyền thống và lễ hội dân gian đã có dịp được giới thiệu, quảng bá đến du khách gần xa.


Bùi Minh

Các tin khác


Công đoàn Trường THPT Công Nghiệp: Điểm sáng phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao

Công đoàn Trường THPT Công Nghiệp (TP Hòa Bình) là một trong những công đoàn cơ sở tiêu biểu trong phong trào văn hóa, văn nghệ (VHVN), thể dục thể thao (TDTT) tại cơ sở. Với việc đổi mới nội dung, hình thức hoạt động đã thu hút đông đảo cán bộ, giáo viên (CBGV), người lao động và học sinh tích cực tham gia.

Phố Hữu Nghị: Điển hình xây dựng nếp sống văn hóa, khu dân cư văn hoá

So với các khu dân cư (KDC) trên địa bàn thị trấn Vụ Bản (Lạc Sơn), phố Hữu Nghị có thành tích nổi trội hơn trong thực hiện phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá (TDĐKXDĐSVH). Quá trình phấn đấu, phố có nhiều năm liên tục đạt danh hiệu KDC văn hoá, tỷ lệ gia đình văn hoá hàng năm đạt 99% trở lên, năm 2023 đạt 99,4%.

Thắp sáng phong trào văn hoá văn nghệ ở trung tâm thành phố Hoà Bình

Xem một chương trình văn nghệ cấp phường được Ủy ban MTTQ và các đoàn thể phường Phương Lâm, thành phố Hòa Bình tổ chức trên tuyến phố đi bộ - đường đê Đà Giang nhiều người ngỡ đó là sự kiện văn hóa cấp thành phố. Bởi chương trình biểu diễn được chuẩn bị công phu, đảm bảo yếu tố nghệ thuật, thời lượng… và thu hút đông đảo người xem, cổ vũ.

Đặc sắc Liên hoan Nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang tỉnh

Vừa qua, Liên hoan Nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024 được tổ chức thành công. Các đoàn nghệ thuật quần chúng đã thể hiện những chương trình nghệ thuật đặc sắc, để lại ấn tượng mạnh mẽ, thu hút sự quan tâm của công chúng.

Khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên lần thứ 10 năm 2024-khu vực 2

Tối 20/5, tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, Tổng cục Chính trị Bộ Quốc phòng phối hợp Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Bộ Công An, Bộ Giáo dục và Đào tạo và tỉnh Gia Lai tổ chức Khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên lần thứ 10 năm 2024-khu vực 2.

Tôn vinh nhiều tác phẩm âm nhạc ''Bài ca Điện Biên''

Tối 19/5, tại thành phố Điện Biên Phủ, Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Điện Biên tổ chức Lễ tổng kết, trao giải thưởng tháng âm nhạc "Bài ca Điện Biên”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục