Thông tin từ Ban tổ chức Giải Âm nhạc Cống hiến lần 15 năm 2020 của Báo Thể thao & Văn hóa (Thông tấn xã Việt Nam) cho biết: Ngày 19/3, do tình hình dịch COVID- 19 diễn biến phức tạp, Ban tổ chức đã gửi phiếu bầu online đến các phóng viên thay vì tổ chức họp báo trực tuyến tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh để bầu chọn như mọi năm.


Chú thích ảnh
Những nghệ sĩ trong đề cử hạng mục Ca sĩ của năm. Ảnh: thethaovanhoa.vn

Gần 100 phóng viên các báo, đài ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tiến hành bầu chọn online dựa trên danh sách đề cử đã công bố ngày 5/2/2020. Danh sách đề cử giải thưởng Âm nhạc Cống hiến lần 15 năm 2020 gồm 9 hạng mục: "Nhà sản xuất của năm”, "Music Video của năm”, "Bài hát của năm”, "Nghệ sĩ mới của năm”, "Album của năm”, "Chuỗi chương trình của năm”, "Chương trình của năm”, "Nhạc sĩ của năm” và "Ca sĩ của năm”.

Các phóng viên bầu chọn mỗi hạng mục 1 đề cử và bầu chọn đủ cả 9 hạng mục; phiếu bầu chọn có ghi đầy đủ họ, tên và cơ quan công tác của người bầu chọn. Phiếu bầu nào không đáp ứng những yêu cầu trên sẽ bị xem là phiếu không hợp lệ.

Bầu chọn Giải Âm nhạc Cống hiến là một trong những bước thể hiện sự công khai minh bạch - những yếu tố góp phần làm nên uy tín của giải trong nhiều năm qua. Các phóng viên bầu chọn và gửi phiếu bầu online cho Ban tổ chức hạn cuối là 24h ngày 20/3/2020.

Những năm gần đây, các đề cử của Giải Âm nhạc Cống hiến được đánh giá là đã "tiệm cận” với đời sống âm nhạc. Các đề cử, đại đa số là những gương mặt đang góp phần tích cực làm nên đời sống âm nhạc đại chúng sôi nổi nước nhà. Giải Âm nhạc Cống hiến năm nay cũng cho thấy sự "lấn lướt” của những gương mặt trẻ, cả ở lĩnh vực âm nhạc mang chiều sâu nghệ thuật. Đó là Phạm Thùy Dung làm album và liveshow với dàn nhạc giao hưởng, đem nhạc thính phòng đến với đời sống âm nhạc. Nữ ca sĩ Tân Nhàn với dòng nhạc dân gian, truyền thống kết hợp dàn nhạc dân tộc với dàn dây giao hưởng, dàn nhạc nhẹ góp phần mở ra không gian cảm xúc rộng lớn cho các bài hát.

Còn ở lĩnh vực video âm nhạc (Music Video) - lĩnh vực sôi động nhất của đời sống âm nhạc đại chúng, trong 6 đề cử của hạng mục này có đến 4 đề cử là những bài hát "nằm lòng” của số đông công chúng như: "Để Mị nói cho mà nghe” (Hoàng Thùy Linh), "Hãy trao cho anh” (Sơn Tùng M-TP), "Hết thương cạn nhớ” (Đức Phúc) và "Anh nhà ở đâu thế” (Amee - B Ray).

Đây cũng là 4 bài hát đã từng chiếm vị trí số 1 ở mỗi thời điểm nhất định trong năm 2019. Từ những tác phẩm âm nhạc này đã xuất hiện một số gương mặt "mới toanh” như Amee (ca sĩ), các nhạc sĩ Thịnh Kainz - Kata Trần - Tùng Cedrus của nhóm DTAP sản xuất cho sản phẩm của Hoàng Thùy Linh…

Điều đáng mừng là các ca khúc nói trên đều là những tác phẩm rất hiện đại, mới mẻ và mang tính nghệ thuật. Do đó, sẽ khá khó khăn cho các phóng viên bầu chọn năm nay để lựa chọn được các gương mặt, sản phẩm âm nhạc nhằm vinh danh ở các hạng mục.

Theo Baotintuc.vn


Các tin khác


Hai thế hệ nghệ sĩ - thầy giáo trên sân khấu và giảng đường thanh nhạc

Với giọng hát nam cao sang trọng, khỏe khoắn, NSND Trung Kiên là một trong những giọng hát hàng đầu của nền âm nhạc Việt Nam đã đi suốt dọc dài cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Hàng chục năm đã trôi qua, nhưng trong lòng nhiều thế hệ khán thính giả yêu nhạc Việt, còn vang vọng mãi tiếng hát của ông, sang trọng, hào hùng, càng lên những nốt cao càng sáng đẹp, luôn dạt dào cảm xúc qua những ca khúc như: Tình ca, Bài ca Trường Sơn, Chào sông Mã anh hùng, Gặp nhau trên đỉnh Trường Sơn, Ðất nước trọn niềm vui...

TP.HCM tạm ngừng hoạt động các rạp chiếu phim, quán bar, karaoke

Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu tạm ngừng hoạt động các rạp chiếu phim, quán bar, game online, điểm massage, karaoke, vũ trường, sân khấu kể từ 18 giờ ngày 15/3 đến hết ngày 31/3/2020. 

Không tổ chức lễ bình chọn, trao Giải Âm nhạc Cống hiến năm 2020

Thông tin từ Báo Thể thao và Văn hóa (Thông tấn xã Việt Nam) ngày 12/3 cho biết: Theo kế hoạch, ngày 11/3 diễn ra lễ bầu chọn của Giải Âm nhạc Cống hiến năm 2020 tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh; ngày 22/3 sẽ diễn ra lễ trao giải tại Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh.

Hoàn thiện hồ sơ để bảo tồn, phát huy giá trị "Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ"

Thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ngày 11/3 cho biết: UBND tỉnh Bắc Ninh vừa hoàn thiện Hồ sơ "Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ" đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, gửi Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) xét đưa vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp.

Đình Khói - nơi giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa, tín ngưỡng

(HBĐT) - Di tích đình Khói tọa lạc tại xóm Láo Thành, xã Ân Nghĩa (Lạc Sơn). Mới đây, di tích đình Khói được trùng tu, tôn tạo góp phần phát huy giá trị văn hóa lịch sử, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tâm linh, tín ngưỡng của người dân trong vùng, trở thành điểm du lịch tâm linh thu hút du khách thập phương.

Bảo vệ toàn diện Di sản Văn hóa thế giới Hội An

Giai đoạn 2020 - 2025, Trung tâm Quản lý bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An thực hiện bảy nhóm giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy bền vững phố cổ Hội An; trong đó chú trọng chống xuống cấp đối với những di tích có giá trị văn hóa, lịch sử cao. Bảy nhóm giải pháp gồm: Chống ngập lụt phố cổ; chống xói mòn, sạt lở; phát triển không gian cảnh quan tuyến phố hướng tới phát triển bền vững; bảo tồn các công trình cổ, công trình cũ; bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể; quy hoạch đô thị nông thôn vùng di sản và phát triển làng nghề; nhóm giải pháp về nguồn lực cho công tác bảo tồn di sản.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục