(HBĐT) - Câu ca "Dù ai đi ngược về xuôi. Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng mười tháng ba" không ai biết có tự bao giờ, nhưng bao đời nay, đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân đất Việt. Và ngày mùng 10 tháng 3 trở thành ngày Quốc giỗ của cả dân tộc, nhằm tri ân công đức của các Vua Hùng lập nên Nhà nước Văn Lang, nền móng của dân tộc ta bây giờ và dạy dân cày ruộng, cấy lúa, ban linh khí cho đất đai, nhà cửa, cây trồng, vật nuôi sinh sôi nảy nở, mùa màng bội thu.
Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm 2020 chỉ tổ chức phần lễ, không tổ chức phần hội. Ảnh: Sưu tầm
Truyền thuyết dân gian đất Phong Châu nhiều nghìn năm qua vẫn liền mạch lưu truyền về sự hiện tồn của 18 đời vua Hùng, trong đó, vị Vua Hùng đầu tiên đã có công dựng ra nhà nước Văn Lang đầu tiên trong lịch sử hình thành của cộng đồng Việt Mường - và sau đó là của cộng đồng quốc gia đa dân tộc Việt Nam. Nếu như trên vùng đất Phong Châu cổ xưa, núi thiêng Nghĩa Lĩnh trở thành biểu tượng trung tâm khởi nguồn và quy tụ sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng thờ cúng các vua Hùng thì với người Việt - Mường xưa, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, mà đỉnh cao là biểu tượng tín ngưỡng thờ các vua Hùng, lại lan tỏa từ trung tâm Kinh đô Văn Lang để đến với mọi gia đình tại khắp các làng bản.
Với niềm tin thành kính này, từ hàng nghìn năm qua, hết thế hệ này qua thế hệ khác, người Việt ở vùng Đất Tổ - nơi có Đền Hùng linh thiêng và Nhân dân trên khắp mọi miền của đất nước, cùng đông đảo người Việt Nam ở nước ngoài đã sáng tạo, thực hành, vun đắp và lưu truyền tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương để thể hiện sự biết ơn với vị thủy tổ, mong ngài phù hộ cho quốc thái dân an, nhân khang, vật thịnh, mưa thuận, gió hòa. Nét tiêu biểu và đậm đà bản sắc nhất cho tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, được thực hiện vào ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng trên núi Nghĩa Lĩnh. Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương cũng được tổ chức đồng loạt cùng ngày trên khắp mọi miền của đất nước cũng như cộng đồng người Việt ở nước ngoài.
Từ ngày 6/1/2001, Chính phủ ban hành Nghị định số 82/2001/NĐ-CP, quy định về quy mô, nghi lễ tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương và lễ hội Đền Hùng hàng năm. Ngày 10 tháng 3 trở thành ngày Quốc giỗ của cả dân tộc. Ngày 6/12/2012, tại Paris- Thủ đô nước Cộng hòa Pháp, Tổ chức Văn hóa Giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO) đã công nhận "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ" là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây không chỉ là niềm tự hào của người dân Phú Thọ, mà còn là niềm vui chung của cả dân tộc Việt Nam...
Năm nay, Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng được tổ chức quy mô cấp quốc gia, do Bộ VH-TT&DL chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh Phú Thọ. Do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, BTV Tỉnh ủy Phú Thọ đã nhất trí với đề xuất của UBND tỉnh về việc thay đổi kế hoạch tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm 2020. Theo đó, Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm nay chỉ tổ chức phần lễ, không tổ chức phần hội. Phần lễ gồm các hoạt động: Lễ dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương ngày 10/3 âm lịch, lễ giỗ đức Quốc tổ Lạc Long Quân và lễ dâng hương tưởng niệm Tổ mẫu Âu Cơ ngày 6/3 âm lịch, lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng của các huyện, thành, thị tại Đền Hùng; lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng của các tỉnh, thành phố tham gia tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2020, lễ rước kiệu về Đền Hùng do các xã, phường, thị trấn vùng ven di tích tổ chức, lễ dâng hương tại các di tích thờ Hùng Vương, các danh nhân, danh tướng thời Hùng Vương và tại các gia đình người dân trên địa bàn tỉnh ngày 10/3 âm lịch.
Về với đất Tổ những ngày này, chứng kiến sự gắn kết giữa người với người, sẽ khiến mỗi người dân đất Việt càng thêm thấu hiểu "tình dân tộc, nghĩa đồng bào”, cảm nhận vì sao trong suốt chiều dài lịch sử, lớp lớp người dân sẵn sàng hy sinh tất cả để đất nước trường tồn. Đây chính là sức mạnh, niềm tin mà mỗi người có thể tìm thấy từ mảnh đất cội nguồn dân tộc.
Lễ Giỗ Tổ đang đến rất gần – đó không chỉ là ngày hội quần tụ của cả dân tộc, còn là ngày để chúng ta – mỗi người dân Việt khẳng định sức mạnh giống nòi, và sức trường tồn mãnh liệt của văn hóa dân tộc Việt Nam. Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng còn là dịp để giáo dục truyền thống "Uống nước nhớ nguồn”, lòng biết ơn sâu sắc các Vua Hùng đã có công dựng nước và các bậc tiền nhân kiên cường chống giặc ngoại xâm giữ nước, đồng thời còn là dịp quan trọng để chúng ta quảng bá ra thế giới về một di sản vô cùng giá trị, độc đáo, đã tồn tại hàng nghìn năm, ăn sâu vào tâm hồn, tình cảm, trở thành đạo lý truyền thống của đồng bào cả nước.
P.V (ST)
(HBĐT) - Theo chỉ đạo của BTV Tỉnh ủy, các cấp, ngành, cơ quan, đơn vị đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, Nhân dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của đại hội và những quan điểm, chủ trương, định hướng lớn của Đảng; cổ vũ, động viên toàn Đảng, toàn dân và toàn quân thi đua thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp.
(HBĐT) - Ngày 26/3, UBND tỉnh ban hành Văn bản số 445/UBND-KGV về việc tạm dừng các hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa, thể thao không cần thiết nhằm tăng cường phòng, chống dịch Covid-19.
Đón nhận Giải thưởng Âm nhạc Cống hiên lần thứ 15, dù ở bất cứ lĩnh vực nào, các nghệ sĩ đều chung một cảm xúc là vinh dự, tự hào và cảm thấy mình có thêm động lực để phấn đấu.
Ca sĩ Hoàng Thùy Linh: Không dám tin giấc mơ đã thành sự thật
Nằm trong chiến dịch truyền thông Tuần lễ "Tôi yêu bánh mì Sài Gòn" diễn ra từ ngày 24-3 đến 31-3, Sở Du lịch TP Hồ Chí Minh phối hợp nhạc sĩ Nguyễn Hải Phong thực hiện bài hát "Tôi yêu bánh mì Sài Gòn”. Bài hát đã được giới thiệu đến rộng rãi công chúng từ chiều 24-3. Đến sáng hôm nay, 25-3, bài hát Tôi yêu bánh mì Sài Gòn đã thu hút hơn 24 nghìn lượt xem ở hai kênh Youtube chính thức.
(HBĐT) - Thực hiện việc sáp nhập, huyện Cao Phong từ 13 xã, thị trấn với 124 xóm, khu dân cư giảm còn 10 xã, thị trấn; 88 xóm, khu dân cư. Việc sáp, nhập thôn, tổ dân phố đã đem lại nhiều lợi ích thiết thực, tuy nhiên, sau sáp nhập nhiều địa phương đang đối diện với tình trạng thừa, thiếu nhà văn hóa (NVH) thôn, xóm, khu dân cư, ảnh hưởng đến việc sinh hoạt cộng đồng của người dân.
Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam vừa có văn bản do Hòa thượng Thích Thiện ký, gửi Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo các tỉnh, thành phố về công tác tổ chức, chuẩn bị Đại lễ Phật đản Phật Lịch 2564, dương lịch 2020 trước diễn biến của đại dịch Covid-19.