Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam vừa cho biết, các nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam tham dự Cuộc thi ảnh quốc tế Contrast 2020 đã giành nhiều giải thưởng với hai Huy chương vàng, một Huy chương bạc và nhiều bằng danh dự.
Cuộc thi được một số câu lạc bộ và tổ chức nhiếp ảnh quốc tế tổ chức; thu hút gần 5.000 tác phẩm của 181 tác giả từ 47 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự. Ban tổ chức đã trao giải cho 200 tác phẩm thuộc 12 đề tài khác nhau dành cho ảnh kỹ thuật số. Các nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam có 17 tác phẩm đoạt giải ở 10 đề tài; trong đó, nghệ sĩ Vũ Duy Thông giành hai Huy chương vàng với các tác phẩm về đề tài chim chóc và đề tài cuộc sống; nghệ sĩ Dương Văn Nhi giành Huy chương bạc về đề tài tương phản. Ngoài ra, ảnh dự thi của nhiều tác giả Việt Nam được chọn trưng bày tại triển lãm.
Tác phẩm đoạt Huy chương vàng của nghệ sĩ Vũ Duy Thông.
Thực hiện nếp sống văn minh phòng, chống dịch Covid-19
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có công văn về việc nâng cao vai trò cộng đồng, gia đình trong phòng, chống dịch Covid-19. Theo đó, Bộ đề nghị quán triệt thực hiện nghiêm Chỉ thị số 16/CT-TTg; thực hiện các giải pháp nhằm phát huy vai trò, trách nhiệm của gia đình, dòng họ trong việc phổ biến, tuyên truyền nâng cao nhận thức của mỗi cá nhân tự giác chấp hành các yêu cầu, biện pháp phòng, chống dịch; kịp thời phát hiện, phản ánh những hành vi, thông tin sai phạm; chia sẻ, động viên, hỗ trợ kịp thời các gia đình gặp khó khăn. Về thực hiện nếp sống văn minh đối với việc cưới hỏi, đề nghị các địa phương vận động, hướng dẫn người dân cân nhắc lùi thời gian tổ chức vào thời điểm phù hợp khi đã công bố hết dịch; khuyến khích hình thức báo hỷ. Ðối với việc tổ chức tang lễ, không làm cỗ mời khách. Thực hiện nghi lễ tảo mộ trong tiết thanh minh bảo đảm quy định về phòng, chống dịch.
Ðề nghị vinh danh Nghề làm muối Bạc Liêu
UBND tỉnh Bạc Liêu vừa trình hồ sơ đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa Nghề làm muối Bạc Liêu vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Nghề làm muối ở Bạc Liêu tập trung nhiều ở các huyện Hòa Bình, Ðông Hải… Với lịch sử hơn 100 năm hình thành và phát triển, người làm muối ở Bạc Liêu đã tích lũy những kỹ năng thực hành và truyền nghề làm muối độc đáo, chứa đựng nhiều nét văn hóa của người dân miền biển. Hiện nay, nhiều người làm muối đã chủ động chuyển sang làm kinh tế quy mô tập thể, không còn sản xuất nhỏ lẻ hộ gia đình. Các hợp tác xã đang theo hướng sản xuất muối trải bạt công nghệ cao, hạt muối từ đó có đầu ra ổn định và giá cao hơn.
113 tác phẩm dự giải Cánh diều 2019
Theo kế hoạch ban đầu, lễ trao giải Cánh diều 2019 diễn ra vào tháng 3-2020 tại Nhà hát Lớn, Hà Nội. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Hội Ðiện ảnh Việt Nam quyết định lùi thời gian và có thể thay đổi hình thức trao giải, tùy theo diễn biến dịch bệnh. Giải Cánh diều 2019 có tổng số 113 tác phẩm điện ảnh, truyền hình và công trình nghiên cứu, lý luận phê bình điện ảnh từ các đơn vị trên cả nước gửi tham dự. Hạng mục phim truyện điện ảnh có một số tác phẩm nổi bật đang được kỳ vọng đoạt giải, như: Hai Phượng, Mắt biếc, Hạnh phúc của mẹ; hạng mục phim truyện truyền hình có các tác phẩm quen thuộc với khán giả: Về nhà đi con, Chạy trốn thanh xuân, Hoa hồng trên ngực trái, Nàng dâu order, Những cô gái trong thành phố, Mê cung…
Ngày sách Việt Nam dự kiến tổ chức online
Năm nay, các hoạt động hưởng ứng Ngày sách Việt Nam dự kiến tổ chức online, khai mạc ngày 19-4; tạo cơ hội để các đơn vị xuất bản và bạn đọc thay đổi thói quen giao lưu, kết nối trong thời đại công nghệ số. Hiện ban tổ chức đang gấp rút hoàn thành công tác chuẩn bị. Theo Cục Xuất bản, lần đầu tổ chức khó tránh khỏi những bất cập, nhưng đây là sự thay đổi cần thiết. Sau khi kết thúc sự kiện, sẽ tổng kết, đánh giá và xây dựng đề án quốc gia.
Ký họa về cuộc sống người Hà Nội trong dịch Covid-19
Nhóm Ký họa đô thị Hà Nội (Urban Sketchers Hanoi) vừa phát động thử thách đặc biệt: Vẽ liên tục trong 14 ngày với chủ đề "Quyết chiến Ncovi". Hơn 400 bức vẽ của gần 50 thành viên phong phú về chất liệu và hình thức thể hiện; mang đến cho người xem một không gian đa dạng về Hà Nội những ngày gồng mình chống dịch Covid-19. Ðó là khung cảnh các bác sĩ hối hả mặc đồ bảo hộ, đeo khẩu trang nhanh chóng chuyển người bệnh lên xe cấp cứu; cảnh người dân đem đồ ăn, gửi quà "tiếp sức" cho các y sĩ, bác sĩ; hình ảnh những chiến sĩ canh gác, bảo vệ ở khu cách ly hay cảnh cả nhà cùng tập thể dục trước màn hình ti-vi, khu phố Trúc Bạch những ngày cách ly... Dự kiến, các tác phẩm sẽ được triển lãm và bán đấu giá vào thời gian tới; một phần tiền dành quyên góp cho quỹ phòng, chống dịch Covid-19.
Theo Báo Nhân Dân
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên hay tín ngưỡng thờ cúng những ông vua có công khai lập ra một quốc gia, một triều đại của một thể chế nhà nước thuở sơ khai là những nét sinh hoạt văn hóa mang tính tương đồng, dễ nhận thấy ở nhiều nền văn hóa, nhiều dân tộc khác nhau trên thế giới. Điều đó càng đặc biệt được thể hiện ở các nước có chung những đặc điểm lịch sử - xã hội hoặc môi trường sinh tồn giống nhau, gần gũi nhau.
Theo thông tin từ Cục Nghệ thuật biểu diễn, Cuộc thi tìm kiếm tài năng diễn viên múa toàn quốc do Cục tổ chức sẽ diễn ra vào tháng 10 tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
(HBĐT) - Hòa Bình là tỉnh miền núi, nơi cư trú của đông đảo cư dân các dân tộc thiểu số. Nền văn hóa đa sắc màu đã gợi mở nhiều đề tài hay, độc, lạ cho giới văn, nghệ sỹ trong và ngoài tỉnh. Bởi vậy, trong những năm gần đây, văn học - nghệ thuật (VH-NT) của tỉnh đã ghi dấu sự thăng hoa.
(HBĐT) - Câu ca "Dù ai đi ngược về xuôi. Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng mười tháng ba" không ai biết có tự bao giờ, nhưng bao đời nay, đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân đất Việt. Và ngày mùng 10 tháng 3 trở thành ngày Quốc giỗ của cả dân tộc, nhằm tri ân công đức của các Vua Hùng lập nên Nhà nước Văn Lang, nền móng của dân tộc ta bây giờ và dạy dân cày ruộng, cấy lúa, ban linh khí cho đất đai, nhà cửa, cây trồng, vật nuôi sinh sôi nảy nở, mùa màng bội thu.
Lịch sử dựng nước và giữ nước mấy nghìn năm của dân tộc Việt Nam được mở đầu bằng thời đại Hùng Vương với công lao dựng nước của các Vua Hùng. Công lao ấy được cộng đồng người Việt khắc ghi ngàn đời nay, trở thành truyền thống cao đẹp với triết lý "Con người có tổ có tông”. Người Việt đã suy tôn các vua Hùng là Thủy tổ của dân tộc, nên việc thờ cúng Hùng Vương đã trở thành tập quán, tín ngưỡng và cứ thế được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
(HBĐT) - Tháng 3 này là thời đẹp nhất của hàng cây bàng trên đường vào xóm Đằm, phường Dân Chủ (TP Hòa Bình). Ai yêu vẻ đẹp thiên nhiên không thể không đến xóm ngắm hàng bàng mùa thay lá, chồi non đâm lộc. Thời tiết giao hòa chuyển mùa cũng là mùa cây bàng thay lá. Lòng lắng lại bình yên cảm nhận sự chuyển giao thời tiết với những bâng khuâng luyến nhớ, xao xuyến mênh mang.