Nhân kỷ niệm 45 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2020), NXB Hội Nhà văn Việt Nam phối hợp với Quỹ "Mãi mãi tuổi 20” và Câu lạc bộ "Trái tim người lính” xuất bản bộ sách "Nhật ký thời chiến Việt Nam” của nhiều tác giả.



Những trang viết của những người lính trong chiến tranh để lại. Ảnh từ bộ sưu tập của nhà văn Đặng Vương Hưng
Bộ sách do nhà văn, cựu chiến binh Đặng Vương Hưng chủ biên, gồm 4 tập, mỗi tập hơn 1.000 trang.

Nhà văn Đặng Vương Hưng cho biết ông được Hội đồng Quản lý "Quỹ mãi mãi tuổi 20" giao trách nhiệm tổ chức sưu tầm và biên soạn bộ sách "Nhật ký thời chiến Việt Nam” và phải mất 16 năm (2004 - 2020) ông và các cộng sự mới hoàn thành công trình tâm huyết này.

Đây là lần đầu tiên những tác phẩm "Nhật ký thời chiến Việt Nam” hay nhất, nổi tiếng nhất một thời cùng đứng chung trong một bộ sách, với 30 tác phẩm của 30 tác giả.

Không chỉ có nhật ký "Mãi mãi tuổi hai mươi” và "Nhật ký Đặng Thùy Trâm” mà còn có hàng chục cuốn nhật ký đầy máu lửa chiến trường khác như "Gửi lại mai sau” của Nguyễn Hải Trường (liệt sĩ Công an nhân dân vũ trang Nguyễn Minh Sơn), những trang viết của các văn nghệ sĩ nổi tiếng: "Nhật ký chiến tranh” của anh hùng, nhà văn, liệt sĩ Chu Cẩm Phong; "Nhật ký chiến trường" của liệt sĩ, nhà văn Dương Thị Xuân Quý;  "Những ngày trong vòng vây” của nhà báo, nhà văn Trần Mai Hạnh; "Nhật ký vượt Trường Sơn” của Tiến sĩ Phạm Quang Nghị; "Nhật ký Bê trọc” của nhà văn, Tiến sĩ Phạm Việt Long và "Nhật ký đi B” của cố nhà văn Triệu Bôn...

Bên cạnh đó, bạn đọc sẽ được tiếp cận những trang viết hiếm hoi, đầy chất văn hóa tâm linh trong nhật ký "Trở về trong giấc mơ” của liệt sĩ Trần Minh hoặc nhật ký "Tài hoa ra trận” đầy chất văn chương lãng mạn của liệt sĩ Hoàng Thượng Lân (bạn cùng lứa của 2 họa sĩ nổi tiếng Thành Chương và Lê Trí Dũng)…

Trung tướng, Tiến sĩ Khoa học quân sự, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Đoàn Sinh Hưởng (nguyên Tư lệnh Binh chủng Tăng – Thiết giáp; nguyên Tư lệnh Quân khu 4), Chủ tịch Quỹ "Mãi mãi tuổi 20” đánh giá đây là công trình có giá trị cao về nội dung tư tưởng, mang thông điệp về cái đẹp và tính nhân văn sâu sắc.

Có thể xem bộ sách "Nhật ký thời chiến Việt Nam" như một tượng đài di sản phi vật thể mà các anh hùng - liệt sĩ, cựu chiến binh đã để lại dấu ấn tâm hồn mình cho thế hệ sau.

Đánh giá về bộ sách này, nhà văn Nguyễn Quang Thiều , Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, Phó Tổng Thư ký thứ nhất Hội Nhà văn Á-Phi khẳng định: "Không có gì mang tính chính xác về cuộc chiến tranh hơn là những trang nhật ký của chính những người lính. Bởi họ viết những trang nhật ký này ngay tại chiến trường, viết những gì mà họ muốn nói nhất khi biết rằng sau đó họ có thể mãi mãi không thể trở về với gia đình, quê hương họ. Họ viết trong bom đạn, chết chóc. Chỉ khi cái chết cận kề thì tiếng nói con người mới vang lên trung thực nhất. Và sự trung thực ấy đã minh chứng tình yêu đất nước, yêu độc lập tự do và sự dâng hiến trọn vẹn của họ cho Tổ quốc”.

Được ấn hành hoàn toàn bằng kinh phí xã hội hoá, bộ sách "Nhật ký thời chiến Việt Nam”, ra mắt lần đầu vào đúng dịp kỷ niệm 45 năm Ngày chiến thắng 30/4, chỉ in 500 bản, chủ yếu để làm quà tặng tri ân của các cựu chiến binh Quỹ "Mãi mãi tuổi 20” nhân kỷ niệm 15 năm ngày truyền thống của Quỹ (16/8/2005 – 16/8/2020).

                          Theo BaoChinhphu

Các tin khác


Khai mạc Hội sách trực tuyến quốc gia đầu tiên ở Việt Nam

Ngày 19-4, tại Cục tần số vô tuyến điện, Bộ Thông tin và Truyền thông đã khai mạc Hội sách trực tuyến quốc gia chào mừng Ngày Sách Việt Nam lần thứ 7. Hội sách trực tuyến Quốc gia diễn ra tại địa chỉ book365.vn với chủ đề "Đọc sách, nâng cao trí tuệ, vượt qua nỗi lo dịch bệnh".

Triển lãm mỹ thuật trực tuyến về kháng chiến chống Mỹ, cứu nước

Triển lãm mỹ thuật trực tuyến chùm tác phẩm đặc sắc về đề tài kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vừa được Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức nhân dịp kỷ niệm 45 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước.

Bùi Huy Vọng - miệt mài trên "cánh đồng" dân gian Mường

(HBĐT) - Cũng do thường liên lạc với nhà nghiên cứu dân gian Mường Bùi Huy Vọng, xóm Bưng, xã Hương Nhượng (Lạc Sơn) về việc dịch thuật các bài báo tiếng Việt sang tiếng Mường trên Báo Hòa Bình điện tử, nên người viết có nhiều điều kiện để biết về anh. Có lần, nghe tiếng trả lời cùng tiếng gió vi vút trong điện thoại: "Tôi đang đi điền dã ở xã vùng cao Tự Do. Ngày mai tôi về"; lần khác gọi lại nghe tiếng trả lời náo nức: "Nay tôi đi gặp thầy mo Bùi Văn Minh (xã Văn Sơn) để sưu tầm, tra cứu tư liệu một số áng mo Mường"…

Tưởng nhớ Lưu Quang Vũ với “Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi”

Kỷ niệm 72 năm ngày sinh nhà thơ, nhà viết kịch Lưu Quang Vũ, Giai điệu tự hào tháng 4 phát sóng lúc 20 giờ 40 ngày 19-4 trên VTV1 là một chương trình nghệ thuật đặc biệt với tên gọi "Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi”.

Bộ VHTTDL thống nhất nội dung Dự án hợp tác Hà Nội - Toulouse tại di sản Hoàng Thành Thăng Long

Bộ VHTTDL đã có văn bản số 1422/BVHTTDL-DSVH gửi UBND thành phố Hà Nội, cho ý kiến về Dự án hợp tác Hà Nội - Toulouse tại di sản Khu Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long.

UNESCO hỗ trợ ngành Văn hóa và di sản trong bối cảnh dịch COVID-19

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) vừa khởi động chiến dịch "ResiliArt - Nghệ thuật kiên cường" với các nghệ sĩ trên toàn cầu nhân Ngày Nghệ thuật thế giới 15/4/2020 trong bối cảnh dịch COVID-19.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục