(HBĐT) - Trên đỉnh Đồng Tân (Mai Châu) sương mù bao phủ quanh năm là những ngôi nhà nhỏ của bà con người dân tộc Dao nằm rải rác ven quốc lộ 6, giáp với huyện Vân Hồ (Sơn La). Khu vực này trước sắp xếp đơn vị hành chính là xã Tân Sơn có 29 hộ, 128 nhân khẩu là đồng bào người Dao sinh sống. Tuy chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong cộng đồng dân cư của Đồng Tân cũng như huyện Mai Châu, nhưng điều đáng quý là người Dao nơi đây vẫn giữ được khá nguyên vẹn bản sắc văn hóa dân tộc.


Người Dao xã Đồng Tân (Mai Châu) học chữ Nôm Dao để giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc.

Chúng tôi đến thăm nhà ông Lý Văn Thành, xóm Tam Hòa, xã Đồng Tân. Ngôi nhà nhỏ nằm cạnh quốc lộ 6 mang những nét rất đặc trưng của nhà ở người Dao: nhà thấp, ít cửa sổ, cách bố trí không gian trong nhà, vòm cửa… Bước qua bậc thềm vào nhà là bàn thờ truyền thống của người Dao được trân trọng bố trí giữa nhà. Niềm nở đón khách, vợ chồng ông Thành đều mặc trên người bộ quần áo truyền thống của người Dao. Một không gian đậm bản sắc văn hóa Dao trên mảnh đất Mai Châu xưa nay vốn thường được biết đến với văn hóa Thái.

Trò chuyện với chúngtôi, ông Thành chia sẻ: Người Dao ở Đồng Tân tuy chỉ có gần 30 hộ, nhưng vẫn giữ được vẹn nguyên bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Từ nhà ở, trang phục cho đến thờ cúng, nghi lễ. Đối với người Dao, việc thờ cúng đặc biệt được chú trọng, vì vậy, các nghi lễ liên quan đến thờ cúng tổ tiên luôn được đồng bào duy trì, hướng con người nhớ đến nguồn cội, xua đuổi cái ác và là sợi dây liên kết cộng đồng sâu sắc. Trong nghi lễ thờ cúng thường sử dụng nhiều tranh cúng; mỗi dịp lễ, Tết, lại có những loại tranh cúng riêng...

Giữ gìn bản sắc văn hóa, nhưng đồng thời người Dao Đồng Tân cũng có sự điều chỉnh để dung hòa giữa bản sắc văn hóa truyền thống và nếp sống văn hóa, văn minh hiện đại. Tất cả các lễ truyền thống vẫn giữ đủ, tuy nhiên quy mô sẽ giảm bớt. Ví như trước đây lễ đặt tên diễn ra trong 3 ngày, 2 đêm, nay rút ngắn còn 1 đêm hoặc hơn 1 đêm; hoặc trước đây đám ma của người cao tuổi kéo dài 2 đêm, nay chỉ 1 đêm, qua 24 tiếng đưa đi chôn cất theo quy ước, hương ước của khu dân cư. Đặc biệt, xưa nay người Dao vốn có phong tục chôn cất người thân trên chính mảnh vườn, quả đồi của gia đình hay những vị trí đất bà con thấy phù hợp. Thực tế này gây ra khá nhiều khó khăn cho công tác quy hoạch của các địa phương. Hiện nay, bà con đã thay đổi suy nghĩ, quan niệm về vấn đề chôn cất, nếu xóm, xã quy hoạch được nghĩa trang phù hợp sẵn sàng chôn cất người thân trong các nghĩa trang tập trung.

Cũng như các dân tộc khác, bản sắc văn hóa dân tộc truyền thống của người Dao Đồng Tân đang bị phai nhạt. Để giữ gìn bản sắc văn hóa, Trung tâm Học tập cộng đồng xã đã phối hợp với Hội Khuyến học xã, Trung tâm VH-TT&TT huyện tổ chức lớp học chữ Nôm Dao cho 21 học viên là người Dao Đồng Tân. Là học viên kiên trì theo học chữ Nôm Dao từ năm 2018 đến nay, ông Lý Văn Thành cho biết: Người Dao Đồng Tân học chữ Nôm Dao trước tiên là để học cách làm người từ những điều giản đơn nhất, như không chửi bới, biết kính trên nhường dưới, sống hiếu thảo với ông bà, bố mẹ… Sau đó, học chữ để xem ngày làm nhà, ngày gả con gái, ngày lấy con dâu; để dạy lại, giữ lại cho con cháu truyền thống của dân tộc mình, dù sau này có trưởng thành, đi xa cũng không được quên đi gốc gác dân tộc mình.


Dương Liễu


Các tin khác


Tổng kết thực hiện Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam

(HBĐT) - Ngày 28/10, UBND tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết thực hiện Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 và các chương trình, đề án về công tác gia đình trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2010-2020. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, TVTU, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự và chỉ đạo hội nghị; tham dự có đồng chí Đinh Văn Dực, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể và UBND các huyện, thành phố.

Huyện Tân Lạc: Khơi dậy, phát huy giá trị văn hóa mo Mường

(HBĐT) - Chưa được tổng hợp, biên soạn và lưu trữ một cách đầy đủ dẫn đến nhiều giá trị tốt đẹp của mo Mường dần bị mai một; chỉ còn số lượng không nhiều các thầy mo nắm giữ kiến thức, kinh nghiệm, giá trị nhân văn của mo Mường; việc đào tạo, truyền dạy gặp khó khăn do chưa có môi trường, yêu cầu cao về tố chất, năng khiếu... Trước thực trạng này, huyện Tân Lạc đã triển khai nhiều giải pháp nhằm khơi dậy, phát huy giá trị văn hóa mo Mường. Đặc biệt, BTV Huyện ủy đã ban hành Chỉ thị số 07-CT/HU, ngày 19/10/2016 về tăng cường lãnh đạo của Đảng đối với công tác giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa mo Mường trên địa bàn.

Nâng cao hiệu quả hoạt động các thiết chế văn hóa, thể thao

(HBĐT) - Những năm qua, hệ thống các thiết chế văn hóa, thể thao được tỉnh quan tâm đầu tư xây dựng, nhằm tạo điều kiện để các tầng lớp Nhân dân được thụ hưởng, tham gia các hoạt động văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

Liên hoan độc tấu Organ – Piano phím điện tử thiếu nhi tỉnh Hòa Bình mở rộng năm 2020

(HBĐT) - Tỉnh Đoàn và Nhà thiếu nhi tỉnh vừa phối hợp tổ chức Liên hoan độc tấu Organ – Piano phím điện tử thiếu nhi tỉnh Hòa Bình mở rộng năm 2020.

Festival thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Thượng Ngàn

Tối 26/10, tại Di tích Lịch sử văn hóa quốc gia đền Đông Cuông (Huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái) đã diễn ra Lễ khai mạc Festival thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Thượng Ngàn năm 2020 gắn với Lễ hội cúng cơm mới và khánh thành tu bổ đền Đông Cuông. Sự kiện đã thu hút đông đảo du khách, người dân trên địa bàn tham dự.

Về vùng quê đáng sống thôn Ngai Long

(HBĐT) - Có dịp về thăm thôn Ngai Long, thị trấn Chi Nê (Lạc Thủy), chúng tôi ấn tượng với hàng hoa chiều tím nở rộ trên tuyến đường giao thông nông thôn thẳng tắp từ đầu đến cuối thôn. Đồng đất rợp màu xanh của cây trái, rau màu. Nhà xây kiên cố, cao tầng san sát. Cuộc sống vùng nông thôn yên bình với nhiều minh chứng sống động cho sự phát triển KT-XH.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục