(HBĐT) - Thu hút nguồn lực đầu tư trên 4,1 nghìn tỷ đồng cho du lịch; hạ tầng du lịch được tập trung xây dựng; tạo việc làm cho khoảng 14.000 lao động, trong đó, trên 4.000 lao động trực tiếp có chuyên môn nghiệp vụ... là những con số minh chứng du lịch Hòa Bình đang từng bước đạt được các tiêu chí để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.
Đầu tư hạ tầng du lịch và khai khác lợi thế cảnh quan thiên nhiên vùng hồ Hòa Bình, giúp Bakhan Village Resort (Mai Châu) trở thành điểm đến hấp dẫn du khách.
Diện mạo mới
Đáng kể nhất là sự phát triển về kết cấu hạ tầng đã mang đến cho du lịch diện mạo nhiều đổi khác. Cụ thể, tuyến đường Hòa Lạc - TP Hòa Bình đi vào hoạt động. Hạ tầng giao thông đường bộ, bến, bãi đỗ xe, điểm dừng nghỉ cho khách du lịch trên các tuyến quốc lộ 6, đường Hồ Chí Minh, bến cảng thủy nội địa vùng hồ Hòa Bình và các tuyến đường thủy trên địa bàn tỉnh được đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho việc kết nối giữa các khu, điểm du lịch của tỉnh với các tỉnh trong khu vực.
Gần đây, nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước lập dự án đầu tư phát triển du lịch như: Dự án cáp treo và khu phức hợp vui chơi giải trí sân golf tại TP Hòa Bình; khu du lịch (KDL) nghỉ dưỡng Mai Đà Resort, dự án trồng rừng kết hợp du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng Hiền Lương (Đà Bắc); khu nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái hồ Hòa Bình, KDL sinh thái hồ Gươm sông Đà (Tân Lạc)... Một số tập đoàn lớn như Sun Group, Tân Hoàng Minh, FLC đang nghiên cứu, khảo sát lập các dự án quy mô lớn, chất lượng cao tại KDL hồ Hòa Bình, các huyện Kim Bôi, Lạc Sơn. Mặc khác, hoạt động du lịch đã thu hút sự tham gia của các tổ chức, cá nhân, cộng đồng, như người dân các xóm: Đức Phong, Mó Hém (Đà Bắc), Tiện (Cao Phong), Ngòi (Tân Lạc). Một số doanh nghiệp thương mại, dịch vụ lớn như Định Nhuận, Hoàng Sơn, Anh Phong (TP Hòa Bình) thường xuyên phối hợp tổ chức các phiên chợ quê, chợ đêm bán và giới thiệu các mặt hàng nông sản sạch, đặc sản của địa phương phục vụ khách du lịch.
Bên cạnh đó, sản phẩm du lịch ngày càng phong phú, chất lượng ngày càng được nâng cao. Nhiều khu, điểm du lịch sinh thái mới được đưa vào khai thác như Mai Châu Hideway, Mai Châu Ecolodge, Bakhan Village Resort (Mai Châu); An Lạc Farm và Serena Resort (Kim Bôi); Hilltop Valley Golf Club (TP Hòa Bình)... Cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng tại các điểm du lịch cộng đồng được đầu tư. Trong đó, điểm du lịch cộng đồng Đá Bia được nhận giải thưởng du lịch cộng đồng ASEAN; khu công viên nước tại xóm Ngòi, xã Suối Hoa (Tân Lạc) với trên 130 trò chơi. Tỉnh đã mở tuyến du lịch đi bộ, đạp xe dọc hai bờ sông Đà, xây dựng chương trình nghỉ dưỡng cuối tuần trên KDL hồ Hòa Bình; chương trình trải nghiệm trên hồ Hòa Bình hướng TP Hòa Bình đi Đà Bắc. Khai thác tuyến du lịch đường thủy từ cảng Tuần Châu (Quảng Ninh) đến TP Hòa Bình; tuyến du lịch trên sông Đà từ KDL hồ Hòa Bình đến cảng Tà Hộc (Sơn La) lên Điện Biên, Lai Châu.
Tăng sức hút cho du lịch Hòa Bình
Với những tiềm năng, thế mạnh, đặc biệt về cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, nền văn hóa các dân tộc đậm đà bản sắc, du lịch Hòa Bình đang đón cơ hội thu hút khách du lịch, trở thành điểm đến hấp dẫn. Nhiều hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch được tăng cường. Qua đó, thu hút các nhà đầu tư có tiềm lực để xây dựng những sản phẩm, loại hình du lịch. Đồng thời, quảng bá cho du lịch Hòa Bình thông qua các chương trình xúc tiến du lịch trong và ngoài nước, hội nghị xúc tiến đầu tư, hội chợ, triển lãm du lịch, lễ hội và các phương tiện thông tin truyền thông. Nổi bật, tỉnh đã tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư về du lịch quy mô cấp tỉnh, Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh năm 2019; tăng cường tham gia Chương trình hợp tác phát triển du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng, liên kết phát triển du lịch với TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và một số tỉnh trong các năm 2019-2020.
Giai đoạn 2015-2020, hoạt động du lịch của tỉnh có mức tăng trưởng tốt (đạt 10%/năm), góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, tăng nguồn thu ngân sách, nâng cao thu nhập, đời sống cho người dân. Lượng khách thăm quan, du lịch ngày càng tăng qua các năm, đến năm 2019, đón hơn 3,1 triệu lượt khách. Riêng năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, có trên 1,85 triệu lượt khách thăm quan, du lịch, tổng thu từ hoạt động du lịch đạt khoảng 1.475 tỷ đồng.
Để phát triển du lịch của tỉnh trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, BTV Tỉnh ủy nêu định hướng những năm tiếp theo: Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt, phổ biến sâu rộng tinh thần, nội dung các nghị quyết, chương trình hành động về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển KDL hồ Hòa Bình thành KDL quốc gia. Quán triệt tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025: Phát huy tối đa lợi thế để phát triển du lịch, xây dựng Hòa Bình thành điểm đến hấp dẫn với các sản phẩm du lịch đặc trưng, là trung tâm du lịch lớn của khu vực trung du và miền núi phía Bắc. Phát triển du lịch theo hướng bền vững, gắn với bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường, bảo đảm QP-AN, TTATXH... Chú trọng khai thác thị trường vùng Thủ đô Hà Nội song song với mở rộng thị trường trong nước, quốc tế.
Lạc Bình
(HBĐT) - Ngày 22/1, UBND huyện Lương Sơn tổ chức hội nghị tổng kết và trao giải Cuộc thi Khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu (KDC NTMKM) và vườn mẫu giai đoạn 2018-2020; trao bằng công nhận KCD NTMKM, vườn kiểu mẫu năm 2020.
Từ ngày 21 đến 24-1, Sở Du lịch và Sở Công thương TP Hồ Chí Minh phối hợp Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam tổ chức lễ hội Tết Việt 2021 tại Công viên Lê Văn Tám, Quận 1. Đây là sự kiện sẽ được tổ chức định kỳ trong chương trình lễ hội đầu năm mới của thành phố Hồ Chí Minh.
(HBĐT) - Tối 18/1, tại xã Xuân Thủy (Kim Bôi), Tỉnh đoàn Hòa Bình, Huyện đoàn Kim Bôi và Nhà hát Cải lương Việt Nam phối hợp tổ chức chương trình tuyên truyền ca khúc cách mạng chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, kỷ niệm 80 năm ngày Bác Hồ về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam (28/1/1941 - 28/1/2021).
Mở đầu năm 2021, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tổ chức khánh thành dự án tu bổ, tôn tạo cửa Ngọ Môn, công trình biểu tượng của mảnh đất Cố đô và tổ chức phục dựng Lễ Ban sóc thu hút nhiều du khách tham gia. Theo Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, thời gian tới, đơn vị sẽ nghiên cứu, phục dựng dưới dạng sân khấu hóa nhiều nghi thức của triều Nguyễn tại Ngọ Môn như một cách để làm mới, hấp dẫn du khách khi đến thăm quan Quần thể di tích Cố đô Huế.
(HBĐT) - UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 02/KH-UBND, ngày 4/1/2021 về việc tổ chức các hoạt động giới thiệu, quảng bá Văn hóa - Du lịch tại Hà Nội năm 2021. Chương trình được thực hiện từ ngày 22 - 24/1/2021, tại khu vực không gian nhà Bát Giác, phía sau tượng đài Lý Thái Tổ, phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.