(HBĐT) - Cách trung tâm huyện 16 km, xã Hợp Tiến (Kim Bôi) có 10 xóm, 1.185 hộ, 5.391 nhân khẩu với 3 dân tộc Mường, Kinh, Thái cùng sinh sống. Đẩy mạnh thực hiện phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, xã đã đạt nhiều kết quả đáng khích lệ, tạo chuyển biến trong phát triển KT-XH của địa phương.


Người dân xóm Đồi, xã Hợp Tiến (Kim Bôi) biểu diễn văn nghệ tại Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2020.

Đồng chí Bùi Thanh Thụ, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Thời gian qua, chính quyền xã đã chỉ đạo Nhân dân đẩy mạnh thực hiện các phong trào thi đua, chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, hăng hái sản xuất, phát triển kinh tế, giữ gìn bản sắc văn hóa. Năm 2020, xã có 10/10 xóm được công nhận danh hiệu "Khu dân cư văn hóa", 967 hộ gia đình văn hóa, 609 hộ gia đình văn hóa 3 năm liên tục, 95 hộ gia đình văn hóa tiêu biểu 3 năm liên tục được tặng giấy khen của UBND xã, 350 hộ được công nhận gia đình thể thao.

Khu dân cư xóm Đồi có 99 hộ, 420 nhân khẩu. Xóm có 1 chi bộ Đảng với 12 đảng viên. Thực hiện cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh”, diện mạo xóm có nhiều đổi thay tích cực. Nhân dân đoàn kết, đồng lòng xây dựng đời sống mới, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa. Năm 2020, thu nhập bình quân đầu người toàn xóm ước đạt 16 triệu đồng; số hộ nghèo còn 22 hộ, chiếm 22,2%, giảm 10 hộ so với năm 2019; 80,8% hộ có nhà xây kiên cố; 100% người dân có thẻ BHYT. Qua bình xét, có 68/99 hộ đạt gia đình văn hóa, 5 hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa 3 năm liên tục. Người dân chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tích cực tham gia xây dựng NTM, giữ gìn và bảo vệ môi trường, ANTT địa bàn được giữ vững.

Xã đã triển khai các phong trào, cuộc vận động tại khu dân cư với nhiều nội dung phong phú, đa dạng, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, tích cực thay đổi bộ mặt nông thôn, đời sống người dân được cải thiện. Nổi bật như các phong trào, cuộc vận động: "Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh”, "Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi”, "Thanh niên lập thân, lập nghiệp”, "Cựu chiến binh chung sức xây dựng NTM”… Qua đó, xuất hiện nhiều mô hình nuôi ong lấy mật, trồng bí xanh, nuôi gà thương phẩm đạt hiệu quả kinh tế cao. Trong đó, sản phẩm "Mật ong Thượng Tiến” đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao, khẳng định sự quyết tâm của chính quyền và người dân, từng bước nâng cao chất lượng, mở rộng quy mô, liên kết tiêu thụ sản phẩm trên nhiều thị trường. Đồng thời, đẩy mạnh áp dụng KH-KT vào sản xuất, tổ chức 2 lớp tập huấn về nuôi cá, trồng cây ăn quả có múi, ứng dụng máy bay không người lái trong nông nghiệp.

Từ năm 2020 đến nay, từ các nguồn lực đầu tư và xã hội hóa, xã chú trọng đầu tư, sửa chữa, nâng cấp, cứng hóa đường giao thông xóm Sim Ngoài, Vãng, Lươn, hệ thống thủy lợi tại xóm Ký Đại, Sim Ngoài, Lươn cùng nhiều hạng mục khác, với tổng kinh phí trên 5,6 tỷ đồng. Từ một xã còn nhiều khó khăn, xuất phát điểm thấp, cách xa trung tâm huyện, nhờ sự đồng lòng của người dân, sự đầu tư, quan tâm của các cấp chính quyền đã tạo hiệu quả, chuyển biến rõ rệt trong đời sống kinh tế. Hiện, toàn xã nuôi 2.960 đàn ong, trong đó, HTX dịch vụ nông nghiệp Thượng Tiến với 12 hộ thành viên hoạt động hiệu quả, thương hiệu "Mật ong Thượng Tiến” ngày càng vươn xa; gieo trồng 23,8 ha bí xanh, 32,9 ha cây có múi cho hiệu quả cao, giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương… Đến nay, thu nhập bình quân toàn xã đạt 20,8 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo còn 13,25%.

Bên cạnh đó, đời sống văn hóa, xã hội của người dân được quan tâm, chú trọng, các hoạt động văn hóa, thể thao được triển khai thường xuyên, tạo khí thế sôi nổi, nâng cao đời sống tinh thần cho người dân. Tỷ lệ hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh đạt trên 70%, hộ dùng nước hợp vệ sinh đạt 100%, trẻ em trong độ tuổi đến trường đạt 100%, tình hình ANCT - TTATXH được giữ vững.


Hoàng Anh


Các tin khác


Tận hưởng sắc hoa xuân tháng ba

(HBĐT) - Tháng ba - tháng của các loài hoa xuân, mỗi loài một vẻ nối tiếp nhau đua nở, níu kéo mùa xuân làm rung động, đắm say, xao xuyến lòng người.

Hang Đầu Gỗ - động của các kỳ quan

(HBĐT) - Hang Đầu Gỗ - hang được coi là đẹp nhất đất nước, được người Pháp tôn là "động của các kỳ quan”, cách cảng tàu du lịch Bãi Cháy (Quảng Ninh) khoảng 6 km, thời gian di chuyển bằng tàu du lịch đến hang chỉ khoảng mười mấy phút. Nhìn từ xa, hang Đầu Gỗ có màu xanh lam, tựa như con sứa biển khổng lồ.

Nhà sưu tập, lưu giữ cổ vật đất Mường

(HBĐT) - Cách đây hơn 30 năm, ông Vũ Tất Chiến ở thị trấn Hàng Trạm (Yên Thủy) bắt đầu sưu tập để rồi tìm thấy niềm đam mê cổ vật. Tại thời điểm này, ông là người sở hữu số lượng hiện vật lên đến hàng nghìn. Các cổ vật được ông cẩn trọng lưu giữ với mong muốn góp phần bảo tồn những giá trị lịch sử, bản sắc văn hóa đất Mường.

Linh thiêng Qoèn Ang cổ tự

(HBĐT) - Có tuổi đời hơn 400 năm. Trải qua biết bao thăng trầm, biến thiên của lịch sử, thậm chí, ngôi chùa với lối kiến trúc đặc trưng của chốn kinh kỳ xưa giữa vùng đất cổ Mường Thàng bị sập đổ, chỉ còn lại nền móng cũ và 2 cây hoa đại có tuổi đời hơn 400 năm còn hiện hữu. Nhưng với phúc âm nơi chốn linh thiêng vùng đất Mường Thàng, ngôi chùa đã được phục dựng như dáng vẻ ban đầu uy nghi, bề thế...

Xây dựng chính sách đặc thù đối với Thừa Thiên Huế

Nhân chuyến thăm và làm việc tại Thừa Thiên Huế chiều 4-3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có chỉ đạo yêu cầu các bộ, ngành liên quan sớm hoàn thành dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành một số cơ chế, chính sách đặc thù đối với Thừa Thiên Huế trên nền tảng bảo tồn và phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục