Người dân xóm Hang Kia, xã Hang Kia (Mai Châu) mặc trang phục truyền thống trong cuộc sống hàng ngày.
Trang phục của dân tộc Mông huyện Mai Châu tuy có những nét tương đồng về kỹ thuật may cắt, kiểu váy, kiểu áo với các ngành Mông khác, song vẫn có sự khác biệt, mang dấu ấn riêng. Trang phục cổ truyền của nam giới dân tộc Mông tương đối giống nhau, đều được làm từ vải lanh, có màu chàm hoặc màu đen. Một bộ trang phục chủ yếu gồm áo nam "tro dờ”, quần nam "tri” và dây buộc thắt lưng. Trang phục nữ cổ truyền gồm váy "ta”, áo xẻ ngực "tro pô”, yếm, xà cạp "chông”, trang sức chủ yếu bằng bạc, thắt lưng, khăn quấn đầu…
Cùng với sự đổi mới, phát triển chung, đời sống vật chất, tinh thần của người dân 2 xã Hang Kia, Pà Cò từng bước đổi thay, việc trao đổi, giao lưu văn hóa được mở rộng, du lịch phát triển. Tuy nhiên, những nét văn hóa truyền thống nói chung và trang phục đồng bào Mông ngày càng mai một. Để tiện dụng, thay vì dùng vải lanh tự dệt, đồng bào Mông chọn mua vải về làm trang phục, hoa văn in, thêu sẵn, thay đổi so với truyền thống. Số lượng nghệ nhân, người lưu giữ các tri thức dân gian, kỹ thuật tạo ra bộ trang phục truyền thống ngày càng ít đi...
Đồng chí Lưu Huy Linh, Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL cho biết: Trong những năm qua, hướng tới mục tiêu chung của sự nghiệp văn hóa được nêu trong Nghị quyết T.Ư 5 (khóa VIII), Sở đã tham mưu UBND tỉnh dành sự quan tâm, chú trọng công tác bảo tồn, phát huy và khai thác giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số, trong đó có di sản văn hóa trang phục dân tộc Mông. Trong các chương trình, kế hoạch, đề án phát triển KT-XH ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, nội dung bảo tồn các giá trị văn hóa và định hướng phát triển du lịch luôn được quan tâm. Tỉnh đã tổ chức thành công hội nghị xúc tiến đầu tư du lịch tại 2 xã. Thông qua sự kiện đã quảng bá được tiềm năng, thế mạnh, truyền thống văn hóa. Sự phát triển du lịch của 2 xã kéo theo sự phát triển của các mặt hàng thủ công truyền thống phục vụ du lịch. Người dân đã vận dụng khéo léo các giá trị của di sản vào phát triển du lịch cộng đồng ở địa phương, như tạo ra các loại hình du lịch trải nghiệm: vẽ sáp ong trên nền trang phục dân tộc, trải nghiệm cách dệt, thêu, nhuộm trang phục truyền thống... Sở cũng tổ chức kiểm kê trang phục dân tộc Mông 2 xã Hang Kia, Pà Cò, đánh giá được thực trạng, tổng hợp lập danh mục di sản văn hóa về trang phục dân tộc Mông. Từ đó tham mưu trình UBND tỉnh cho chủ trương lập hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể về kỹ thuật vẽ sáp ong trên trang phục dân tộc Mông.
Để thực hiện tốt hơn nữa công tác bảo tồn, phát huy, khai thác giá trị di sản văn hóa trang phục dân tộc Mông, trong thời gian tới, ngành Văn hóa tăng cường công tác phối hợp giữa các cấp, ngành, quan tâm bố trí nguồn nhân lực cho công tác bảo tồn di sản văn hóa, có chính sách ưu tiên con em dân tộc Mông, đãi ngộ, tôn vinh nghệ nhân giỏi. Bên cạnh đó, đẩy mạnh giới thiệu, quảng bá vẻ đẹp, giá trị văn hóa, lịch sử bộ trang phục truyền thống đến các tầng lớp nhân dân. Có giải pháp quy hoạch, phát triển vùng nguyên liệu trồng cây lanh. Nghiên cứu, phục hồi hoa văn cổ và bảo tồn kỹ thuật tạo hoa văn. Đặc biệt, triển khai giải pháp đồng bộ các hoạt động bảo tồn gắn với phát triển du lịch, đưa trang phục của người Mông trở thành sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn, thu hút du khách, góp phần phát triển KT-XH trên địa bàn.
Hương Lan
Chiều 2/12, UBND huyện Tam Đảo tổ chức Lễ công bố và đón nhận giải thưởng quốc tế "Tam Đảo –Thị trấn điểm đến ấn tượng hàng đầu thế giới năm 2022”. Đây là sự kiện du lịch quan trọng nằm trong chuỗi các hoạt động xúc tiến đầu tư, quảng bá du lịch các tháng cuối năm 2022, nhằm kích cầu du lịch và tạo điều kiện để du khách tới Vĩnh Phúc trong bối cảnh mở cửa lại du lịch trong điều kiện bình thường mới.
NDO - Điệu múa cổ giáo cờ giáo quạt xuất hiện từ thời nhà Trần đang còn được lưu truyền tại làng Giắng (làng Thượng Liệt), xã Đông Tân, huyện Đông Hưng (tỉnh Thái Bình). Đã có thời điểm tưởng thất truyền, nhưng bằng sự bền bỉ, truyền dạy từ đời này sang đời khác, điệu múa đặc sắc này vẫn đang âm thầm khẳng định sự trường tồn trong đời sống dân gian.