(HBĐT) - Một mùa Giáng sinh (Noel) lại về. Đây là ngày lễ quan trọng nhất của đồng bào giáo dân. Trong không khí chào đón xuân mới, mỗi người dân đều cầu mong đón một mùa Giáng sinh ấm áp, an lành.
Giáo dân giáo xứ Khoan Dụ (Lạc Thủy) trang trí nhà thờ chuẩn bị lễ Giáng sinh năm 2022.
Đến thăm Giáo xứ Đồng Gianh, thuộc Giáo phận Hà Nội nằm trên địa bàn xã Phú Thành (Lạc Thuỷ) rất đông giáo dân, chức sắc, chức việc đến trang trí, chuẩn bị cho lễ Noel được tổ chức tại nhà thờ. Người vót những cây tre để kết thành phên, người trang trí hang đá, người bày biện các đồ lễ, cây thông Noel. Bà Nguyễn Thị Tuyết, giáo dân Giáo xứ Đông Gianh chia sẻ: "Thời gian qua, được sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, bà con giáo dân trên địa bàn luôn nỗ lực phát triển kinh tế, tham gia các hoạt động của địa phương, góp phần xây dựng giáo xứ, quê hương ngày càng giàu đẹp". Giáo xứ Đồng Gianh có trên 2.000 giáo dân. Dịp này, ngoài những hoạt động được tổ chức theo nghi thức của lễ Noel, giáo xứ tổ chức ca đoàn mặc trang phục dân tộc Mường truyền thống và động viên bà con bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp trong cuộc sống hàng ngày...
Đến thăm Giáo xứ Gò Mu nằm trên địa bàn xã Thanh Cao (Lương Sơn) với trên 1.000 giáo dân sinh sống đoàn kết với người dân địa phương. Linh mục Đinh Ngọc Cảnh cho biết: Giáo dân của giáo xứ sinh sống ở một số xã trên địa bàn huyện Lương Sơn. Bà con luôn đồng lòng góp sức xây dựng làng quê tươi đẹp. Dịp lễ Giáng sinh, chúng tôi rất xúc động được đón đoàn công tác của tỉnh đến thăm hỏi, tặng quà, chúc mừng giáo xứ. Kính chúc toàn thể người dân trên địa bàn tỉnh luôn mạnh khoẻ, hạnh phúc, bình an. Chúc giáo dân nhận được nhiều hồng ân của Thiên chúa, tiếp tục đồng hành cùng chính quyền các cấp động viên các chức sắc, giáo dân ở địa phương phát huy truyền thống tốt đẹp của tôn giáo hoạt động thuần túy, trân trọng những quy tắc chung, sống "tốt đời đẹp đạo" theo như Huấn từ và Sứ điệp của Giáo Hoàng: "Là người Công giáo tốt cũng là người công dân tốt".
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có trên 21 nghìn tín đồ Công giáo. Về tổ chức đạo Công giáo gồm 7 giáo xứ, 54 giáo họ. Các giáo xứ mới làm thủ tục công nhận cho 13/54 giáo họ trực thuộc giáo xứ, thuộc 3 Giáo phận là Hà Nội, Phát Diệm và Hưng Hóa, tín đồ có ở 70 xã, phường, thị trấn thuộc 10/10 huyện, thành phố. Cơ sở thờ tự có 7 nhà thờ xứ, 6 nhà thờ họ. Về chức sắc có 20 linh mục, 173 chức việc và 2 tu sỹ, 23 nữ tu. Các ngày lễ trọng của Công giáo như lễ Noel, lễ Phục sinh... đều đăng ký với chính quyền địa phương, chấp hành tốt các quy định của pháp luật.
Đồng chí Nguyễn Đình Tứ, Phó Giám đốc Sở Nội vụ cho biết: Để thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với các tổ chức tôn giáo nói chung, đạo Công giáo nói riêng, động viên chức sắc, chức việc và tín đồ phát huy hơn nữa tinh thần yêu nước và các giá trị văn hóa trong tôn giáo, củng cố xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, tiếp tục hoạt động theo đường hướng gắn bó đồng hành cùng dân tộc, tuân thủ pháp luật, Sở Nội vụ đã xây dựng chương trình thăm hỏi các tổ chức tôn giáo nhân dịp lễ Noel năm 2022. Các đồng chí lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UB MTTQ tỉnh và chính quyền địa phương đến thăm hỏi, tặng quà, chúc mừng các vị linh mục, tu sĩ và toàn thể đồng bào Công giáo trong các giáo xứ đón Giáng sinh an lành, hạnh phúc; tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước, sống "tốt đời, đẹp đạo” để phụng sự Thiên chúa, phục vụ Tổ quốc và dân tộc.
Trong những năm qua, Đảng, chính quyền các cấp, ngành ở địa phương thường xuyên quan tâm, tạo điều kiện để các tôn giáo ngày một phát triển và gắn bó với xã hội, các cơ sở thờ tự tín ngưỡng, tôn giáo được trùng tu, xây dựng khang trang, được pháp luật bảo hộ. Thực tế đã khẳng định sự thay đổi tích cực trong đời sống tôn giáo những năm gần đây, các tôn giáo kỷ niệm những ngày lễ lớn trang trọng. 100% trẻ em trong độ tuổi đến trường được đi học, trong đó có đồng bào Công giáo. Bình diện tổng thể, đời sống tôn giáo của đồng bào có đạo trên địa bàn tỉnh diễn ra phong phú, sôi động, cơ bản tuân thủ pháp luật, tin tưởng vào chính sách, pháp luật của Nhà nước...
Hương Lan
(HBĐT) - Ngày 20/12, Sở VH-TT&DL tổ chức hội nghị thông báo kết quả sơ bộ khai quật khảo cổ 2 di tích cấp quốc gia mái đá làng Vành, xã Yên Phú và hang xóm Trại, xã Tân Lập (Lạc Sơn). Dự hội nghị có lãnh đạo Viện Khảo cổ học, Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á, UBND huyện Lạc Sơn, UBND xã Tân Lập và Yên Phú.
(HBĐT) - Ngày 20/12, Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tổ chức tổng kết công tác năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023. Dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh..
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 11, nhiệm kỳ 2020-2025 xác định hình thành không gian văn hóa Hồ Chí Minh trong quá trình xây dựng và phát triển thành phố. Đây là một quyết sách mới của Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh, đáp ứng mong muốn của người dân trong việc thể hiện tình cảm, khẳng định tấm lòng son sắt đối với Người.
Ngày 20/12/2022, tỉnh Đắk Nông sẽ tổ chức Lễ kỷ niệm 110 năm Phong trào khởi nghĩa N’Trang Lơng và Khánh thành Tượng đài N’Trang Lơng và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc (1912–1936). Đây là việc làm góp phần giáo dục lịch sử, truyền thống yêu nước, sức mạnh đại đoàn kết các dân tộc của cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên, khơi dậy khát vọng phát triển, quyết tâm xây dựng quê hương Đắk Nông giàu đẹp.
(HBĐT) - Tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm gần 75% dân số của tỉnh, gồm các dân tộc: Mường, Thái, Tày, Dao, Mông và một số dân tộc khác. Giá trị văn hóa truyền thống và thể thao của các dân tộc được quan tâm, bảo tồn và phát triển. Qua đó góp phần nâng cao đời sống tinh thần, thúc đẩy phát triển các loại hình du lịch của vùng đồng bào DTTS.
Thừa Thiên Huế hiện có một hệ thống các di tích và hiện vật Champa phong phú và đa dạng, phản ánh rõ nét về giai đoạn lịch sử phát triển lâu đời và đáng tự hào này. Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Champa tại Thừa Thiên Huế là một thành tố quan trọng để phát huy bản sắc văn hóa Huế - một bộ phận của nền văn hóa Việt Nam.