(HBĐT) - Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, Lễ hội Khai hạ đã đi sâu vào tâm thức của người Mường ở 4 vùng Mường nói riêng, cộng đồng các dân tộc tỉnh nói chung. Lễ hội được người dân địa phương bảo tồn gần như nguyên vẹn các giá trị truyền thống, trở thành hoạt động văn hoá tín ngưỡng không thể thiếu của người Mường Hoà Bình mỗi dịp xuân về. Đến với lễ hội, hòa mình vào không khí linh thiêng của phần lễ và sự náo nhiệt của phần hội, bà con gửi gắm những ước vọng lớn lao về cuộc sống bình yên, no ấm.


Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường Hòa Bình được quảng bá tại Chương trình nghệ thuật đặc sắc Hòa Bình - Thanh âm xứ Mường năm 2022 nhân sự kiện tỉnh đón bằng công nhận di sản sản hóa phi vật thể quốc gia đối với Tri thức dân gian Lịch tre và Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường.

Nói về giá trị văn hoá của Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường, đồng chí Lưu Huy Linh, Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL cho biết: Đây là di sản phản ánh, bảo lưu và truyền bá các giá trị văn hoá của dân tộc Mường Hoà Bình, thể hiện sự ngưỡng mộ, tôn sùng vị thần có công lập đất, lập mường, ôn lại truyền thống đã qua, đưa người dân trở về không gian văn hoá xưa với những truyền thống tốt đẹp, góp phần bồi dưỡng nhân cách con người, hướng đến các giá trị chân - thiện - mỹ. Đồng thời, Lễ hội Khai hạ thể hiện giá trị văn hoá, chất keo kết dính tạo nên sự cố kết cộng đồng. Lễ hội còn là hoạt động văn hoá tinh thần, nhắc nhở cháu con hướng về nguồn cội, thoả mãn đời sống tâm linh, có được những phút giây thiêng liêng, trạng thái thăng hoa từ cuộc sống hiện thực.

Kể từ khi khôi phục đến nay, Lễ hội Khai hạ ở 4 vùng Mường lớn của tỉnh không chỉ được bảo tồn mà còn phát huy tích cực, trở thành sản phẩm độc đáo của du lịch, tạo nên môi trường du lịch văn hoá tâm linh hấp dẫn. Đặc biệt là trong Lễ hội Khai hạ, ngoài tổ chức các trò chơi dân gian còn có nhiều hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao phong phú, như: cầu lông, bóng chuyền, thi ẩm thực, trình diễn trang phục dân tộc Mường, hoa khôi xứ Mường… Lễ hội cũng có thêm các gian hàng trưng bày sản phẩm về nông nghiệp, thủ công nghiệp của các xã. Du khách tham dự có dịp thưởng thức những món ăn truyền thống, đặc sản của người Mường do chính các nghệ nhân thực hiện, như: gà nấu măng chua, rêu suối cuốn chả lá bưởi, cá đồ măng chua, nhái nướng, tổ kiến nấu lá lốt, cơm lam…

Ngày nay, Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường là một trong những lễ hội có sức lan toả, ảnh hưởng lớn đến đời sống tinh thần đồng bào dân tộc Mường. Năm 2022, với nhiều nỗ lực của tỉnh, tri thức dân gian lịch tre và Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường đã được công nhận di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia. Tới đây, Lễ hội Khai hạ năm 2023 sẽ được tổ chức với quy mô cấp tỉnh. Qua đó giới thiệu, quảng bá nét văn hóa đặc sắc riêng, khẳng định niềm tự hào của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh, thu hút đông đảo người dân địa phương và du khách thập phương đến với lễ hội. Để Lễ hội Khai hạ có sức sống trường tồn, tỉnh tăng cường công tác quản lý nhà nước về tổ chức lễ hội; đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức về giá trị di sản văn hoá cho cán bộ cơ sở và cộng đồng; định hướng trong việc bảo tồn thuần phong mỹ tục, như duy trì hát thường đang, bộ mẹng, hạn chế sân khấu hoá, duy trì, vận động người dân mặc trang phục truyền thống, tránh các trang phục biểu diễn khi tham gia lễ hội. Đưa hoạt động truyền dạy di sản trong Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường cho thế hệ trẻ về các nghi thức cũng như nội dung các bài mo, tế sử dụng trong lễ hội.


Bùi Minh

Các tin khác


Tôn vinh trang phục truyền thống dân tộc Mường

(HBĐT) - Hòa Bình có nhiều dân tộc cùng sinh sống, trong đó, dân tộc Mường chiếm 63% dân số toàn tỉnh. Những năm qua, nhờ thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp đã bảo tồn, gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường như: các làn điệu dân ca, ngôn ngữ, ẩm thực, nhà sàn, trò chơi dân gian, trang phục truyền thống. Trong đó, trang phục của dân tộc Mường mang đặc trưng, nét đẹp riêng. Trong cuộc sống hiện đại, trang phục truyền thống dân tộc Mường vẫn luôn được nâng niu, tôn vinh.

Xuân về bản Mông

(HBĐT) - Mỗi dịp cuối năm, xã Hang Kia (Mai Châu) được tô điểm bởi những vườn hoa mận trắng, khoác lên mình tấm áo mới duyên dáng, báo hiệu xuân về. Với cảnh quan đặc sắc, hoang sơ vốn có, nơi đây đang dần được biết đến như một điểm du lịch thú vị đối với khách du lịch gần xa đến trải nghiệm, khám phá. Du lịch ngày càng phát triển, những căn nhà mới khang trang, đường bê tông chạy quanh xóm, đời sống người dân ngày càng no ấm.

Mo Mường trên hành trình trở thành di sản của thế giới

Mo Mường là loại hình di sản chứa đựng những tinh hoa văn hóa đặc sắc trong đời sống người Mường. Trên hành trình đưa Mo Mường đến danh hiệu di sản thế giới, việc nhìn nhận, đánh giá Mo Mường trong mối quan hệ nội tại với nền văn hóa dân tộc Mường và trong mối quan hệ so sánh với những loại hình văn hóa tương tự trên thế giới là vô cùng cần thiết để khẳng định rõ ràng hơn những giá trị độc đáo của Mo Mường.

Đắm say đào Tết

(HBĐT) - Hoa đào được xem như biểu tượng của mùa xuân. Dịp Tết Nguyên đán, miền Nam có những cành mai vàng nở rộ thì ở miền Bắc lại có những cành đào rực rỡ sắc xuân. Đã trở thành nét đẹp truyền thống, mỗi dịp Tết đến, xuân về, mọi gia đình người Việt, nhất là các gia đình ở miền Bắc đều sắm cành đào để trưng. Bởi vậy mà những ngày giáp Tết, không khó để gặp hình ảnh, không khí nhộn nhịp tại các chợ hoa. Lạc giữa "rừng" hoa đào tràn ngập sắc đỏ, sắc hồng tại Quảng trường Hòa Bình, thích thú ngắm nhìn những thế đào, chị Nguyễn Thị Vân (phường Thịnh Lang) hào hứng: "Hàng năm, trước Tết Nguyên đán khoảng 10 ngày, gia đình tôi đều sắp xếp thời gian để đi chợ Tết, đặc biệt là sắm cho ngôi nhà của mình cành đào thật đẹp và phù hợp.

Hồn cốt văn hóa nâng tầm giá trị vùng đất cổ Mường Bi

(HBĐT) - Nhờ cơ duyên tôi được góp mặt trong nhiều sự kiện văn hóa của vùng đất cổ Mường Bi (Tân Lạc). Mỗi sự kiện dù lớn, dù nhỏ đều được tổ chức một cách bài bản, đã tạo được sự lan tỏa. Tiếng chiêng ngày hội bay xa thu hút ngày càng đông đảo du khách đến thăm quan, trải nghiệm các điểm du lịch văn hóa, cộng đồng, sinh thái trên địa bàn.

Báo Hòa Bình gặp mặt cán bộ hưu trí nhân dịp Xuân Quý Mão 2023

(HBĐT) - Nhân dịp Xuân Quý Mão 2023, ngày 13/1, Báo Hòa Bình đã tổ chức buổi gặp mặt cán bộ hưu trí của cơ quan. Tham dự buổi gặp mặt còn có lãnh đạo các xã Hợp Tiến (Kim Bôi), Tân Vinh và Nhuận Trạch (Lương Sơn) là những địa bàn mà lãnh đạo Báo Hòa Bình được BTV Tỉnh ủy phân công phụ trách.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục