Chương trình đặc biệt đón năm mới Quý Mão 2023 của Đài Truyền hình Việt Nam - "Tết nghĩa là hy vọng” sẽ lên sóng từ 22 giờ 30 phút ngày 30 Tết đến 0 giờ 30 phút ngày mồng 1 Tết trên kênh VTV. Chương trình đề cao giá trị phẩm chất con người Việt Nam, qua đó khơi dậy niềm tự hào, niềm tin và hy vọng vào tương lai tươi sáng, tốt đẹp của đất nước trong năm mới.


Chương trình mang đến nhiều ca khúc tươi vui, ấm áp về Tết và mùa xuân.

Với mong muốn mang tới một điểm hẹn ý nghĩa ở thời khắc thiêng liêng trong đêm giao thừa, "Tết nghĩa là hy vọng” kể câu chuyện về những con người bình dị khắp nơi đã và đang xây đắp những niềm hy vọng tương lai.

Để thực hiện các phóng sự xuyên suốt chương trình và chuẩn bị cho cầu truyền hình đón năm mới, các ê kíp đã tỏa đi khắp các vùng miền trên toàn quốc: Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Kiên Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp... và một số nước trên thế giới như Mỹ, Nhật; lựa chọn 8 nhân vật ở nhiều độ tuổi, lĩnh vực ngành nghề, sinh sống tại Việt Nam hoặc nước ngoài để kể những câu chuyện về hành trình cống hiến gắn liền với chữ "Tết".

Đó là Tết của nhà khoa học Việt Nam tại nước ngoài, Tết của các ngư dân đang ngày đêm vươn khơi bám biển, Tết của các công nhân nơi công xưởng, Tết của những kỹ sư "áo xanh" đem trí tuệ phụng sự Tổ quốc và nhân dân…

Với sự tham gia của giám đốc âm nhạc Thanh Phương và biên đạo múa NSND Hồng Phong cùng hàng trăm nghệ sĩ, chương trình cũng mang đến nhiều tiết mục nghệ thuật có màu sắc đa dạng với nhiều cách thể hiện hấp dẫn: trình diễn trên sân khấu; trình diễn âm thanh-ánh sáng; trình diễn tại hiện trường..., tạo nên mạch nối cảm xúc xuyên suốt chương trình.

Khán giả sẽ được lắng nghe những giai điệu tươi mới, ấm áp về mùa xuân, ngày Tết được phối khí, hòa âm mới, mang tới những hoài niệm lắng sâu như: liên khúc Mùa xuân nho nhỏ, Lời tỏ tình của mùa xuân, Đường bốn mùa xuân, Tết là hy vọng, Mùa xuân trên quê hương, Ly rượu mừng, Khi vui xuân sang, Ô mê ly, Lắng nghe mùa xuân về...

Sân khấu "Tết nghĩa là hy vọng” trải dài từ bắc vào nam, quy tụ nhiều giọng ca nổi bật như: ca sĩ Thu Phương, Phương Thanh, Đông Nhi, Đức Tuấn, Tùng Dương, Ngọc Khuê, Vũ Thắng Lợi, Bảo Trâm, Hồng Duyên, nhóm Oplus...

Điểm nhấn của "Tết nghĩa là hy vọng” là cầu truyền hình vào thời điểm giao thừa kết nối ba miền đất nước: Hà Nội - Đà Nẵng - Thành phố Hồ Chí Minh với các khách mời đặc biệt, sẽ giúp khán giả hồi tưởng lại những cái Tết lịch sử với các câu chuyện gợi nhiều suy ngẫm, khẳng định những giá trị làm nên bản sắc của con người Việt Nam.


Theo Báo Nhân Dân

Các tin khác


Nghi thức tín ngưỡng trong lễ hội Khai hạ Mường Bi

(HBĐT) - Tại huyện Tân Lạc, lễ hội Khai hạ đã được khôi phục và phát triển từ năm 2002, trở thành ngày hội lớn của nhân dân trong vùng, được tổ chức vào ngày mồng 7, mồng 8 tháng Giêng (tức ngày 6 và 7 tháng 4 theo lịch Mường Bi).

Tôn vinh trang phục truyền thống dân tộc Mường

(HBĐT) - Hòa Bình có nhiều dân tộc cùng sinh sống, trong đó, dân tộc Mường chiếm 63% dân số toàn tỉnh. Những năm qua, nhờ thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp đã bảo tồn, gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường như: các làn điệu dân ca, ngôn ngữ, ẩm thực, nhà sàn, trò chơi dân gian, trang phục truyền thống. Trong đó, trang phục của dân tộc Mường mang đặc trưng, nét đẹp riêng. Trong cuộc sống hiện đại, trang phục truyền thống dân tộc Mường vẫn luôn được nâng niu, tôn vinh.

Xuân về bản Mông

(HBĐT) - Mỗi dịp cuối năm, xã Hang Kia (Mai Châu) được tô điểm bởi những vườn hoa mận trắng, khoác lên mình tấm áo mới duyên dáng, báo hiệu xuân về. Với cảnh quan đặc sắc, hoang sơ vốn có, nơi đây đang dần được biết đến như một điểm du lịch thú vị đối với khách du lịch gần xa đến trải nghiệm, khám phá. Du lịch ngày càng phát triển, những căn nhà mới khang trang, đường bê tông chạy quanh xóm, đời sống người dân ngày càng no ấm.

Mo Mường trên hành trình trở thành di sản của thế giới

Mo Mường là loại hình di sản chứa đựng những tinh hoa văn hóa đặc sắc trong đời sống người Mường. Trên hành trình đưa Mo Mường đến danh hiệu di sản thế giới, việc nhìn nhận, đánh giá Mo Mường trong mối quan hệ nội tại với nền văn hóa dân tộc Mường và trong mối quan hệ so sánh với những loại hình văn hóa tương tự trên thế giới là vô cùng cần thiết để khẳng định rõ ràng hơn những giá trị độc đáo của Mo Mường.

Đắm say đào Tết

(HBĐT) - Hoa đào được xem như biểu tượng của mùa xuân. Dịp Tết Nguyên đán, miền Nam có những cành mai vàng nở rộ thì ở miền Bắc lại có những cành đào rực rỡ sắc xuân. Đã trở thành nét đẹp truyền thống, mỗi dịp Tết đến, xuân về, mọi gia đình người Việt, nhất là các gia đình ở miền Bắc đều sắm cành đào để trưng. Bởi vậy mà những ngày giáp Tết, không khó để gặp hình ảnh, không khí nhộn nhịp tại các chợ hoa. Lạc giữa "rừng" hoa đào tràn ngập sắc đỏ, sắc hồng tại Quảng trường Hòa Bình, thích thú ngắm nhìn những thế đào, chị Nguyễn Thị Vân (phường Thịnh Lang) hào hứng: "Hàng năm, trước Tết Nguyên đán khoảng 10 ngày, gia đình tôi đều sắp xếp thời gian để đi chợ Tết, đặc biệt là sắm cho ngôi nhà của mình cành đào thật đẹp và phù hợp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục