(HBĐT) - Tết Nguyên đán Quý Mão đã cận kề. Cũng như mọi năm, thời điểm này, các loại hoa, cây cảnh được bày khá nhiều trên địa bàn TP Hòa Bình với các kiểu dáng, chủng loại, đáp ứng nhu cầu khách hàng. 


Khách hàng chọn mua đào bonsai tại chợ hoa ở khu vực Quảng trường Hòa Bình (TP Hòa Bình

Tại khu vực chợ Thái Bình, phường Thái Bình (TP Hoà Bình), từ sáng đến chiều tối tấp nập người xem, mua hoa, cây cảnh về chơi Tết. Chủ cửa hàng Hoa Thảo Sâm cho biết: Gia đình tôi luôn tìm kiếm những nơi có nguồn cây cảnh, hoa đẹp, bền để phục vụ khách hàng mua về chơi Tết. Hiện, lan hồ điệp là loại được nhiều khách hàng lựa chọn nhất. Với giá từ 170 - 200 nghìn đồng/cây tùy theo kích cỡ, cửa hàng sẽ hoàn thành chậu cây thành phẩm theo yêu cầu của khách hàng từ mức giá đến chủng loại hoa, cách phối màu. Năm nay, những loại hoa phổ biến như lan hồ điệp, lan phi điệp, lan Dendro, Cattleya... được gia đình chị Sâm nhập với số lượng lớn để phục vụ đủ nhu cầu của khách hàng. Từ đầu tháng chạp đến nay, nhiều khách hàng đã đến chọn và đặt hàng hoa lan trước để về trưng Tết, có những chậu lan giá trị lên tới 6 - 8 triệu đồng/chậu. 

Đi chợ hoa trong những ngày giáp Tết cảm nhận được không khí xuân về. Từ ngày 15 tháng chạp, khu vực Quảng trường Hòa Bình đã có nhiều gian hàng bày bán đào, quất cảnh. Anh Chu Văn Thiện, chủ một gian hàng bán cây cảnh tại Quảng trường Hòa Bình cho biết: Từ khoảng 9h - 17h là thời điểm khách đến chợ hoa nhộn nhịp nhất. Các loại đào phai, bích đào của cửa hàng hầu hết được vận chuyển từ Việt Trì (Phú Thọ) về. Các gốc đào được ghép cành, tạo thế, tạo mẫu bonsai, mức giá dao động từ 200 nghìn - 5 triệu đồng/cây. Với cây quất cảnh tôi chỉ bán 2 loại dáng chủ yếu là quất bonsai và quất chùm, mức giá từ 100 nghìn - trên 1 triệu đồng/cây. Năm nay, do diện tích trưng bày gian hàng bị thu hẹp nên hầu như các tiểu thương không trưng bày các loại đào gốc cổ, quất chùm loại lớn với giá lên tới cả chục triệu đồng/cây. Các nhà vườn có dịch vụ vận chuyển hàng tận nơi, hỗ trợ, hướng dẫn sang bầu, chia sẻ kỹ thuật chăm sóc để hoa nở đẹp vào những ngày Tết. Đặc biệt, để giúp khách hàng tiết kiệm chi phí trong thời bão giá, một số nhà vườn có dịch vụ cho thuê cây cảnh chơi Tết. Cây sẽ được chuyển đến tận nhà khách hàng và được chuyển đi ngay sau khi kết thúc kỳ nghỉ lễ hoặc khi khách hàng yêu cầu. 

Chợ hoa Tết không chỉ đơn thuần là nơi mua bán trong những ngày giáp Tết mà đã trở thành điểm hẹn không thể thiếu đối với người dân mỗi dịp Tết đến, xuân về. Người đến ngắm hoa, người đến chụp ảnh đều diện những bộ trang phục đẹp mắt khiến đường hoa càng thêm sắc xuân. Nhiều gia đình, nhất là các bạn trẻ thường chọn chợ hoa để chụp hình lưu lại những khoảnh khắc trước thềm xuân mới. Chị Nguyễn Thị Quỳnh Nga, phường Quỳnh Lâm chia sẻ: Hầu như năm nào tôi và gia đình cũng đến chợ hoa ở Quảng trường Hoà Bình để chụp ảnh. Bởi những ngày này, nơi đây rực rỡ sắc xuân và không khí của năm mới.

Sau 2 năm khó khăn do đại dịch Covid-19, một mùa hoa xuân khoe sắc, thuận lợi cũng giống như món quà ý nghĩa dành cho các tiểu thương, nhà vườn. Không khí tấp nập, khách hàng ra vào nhiều hơn trong những ngày cuối cùng của năm Nhâm Dần, những nụ cười thường trực dường như là dấu hiệu tích cực cho sự hồi phục, một khởi đầu nhiều hứa hẹn cho một năm mới.

Thu Hằng

Các tin khác


Tôn vinh trang phục truyền thống dân tộc Mường

(HBĐT) - Hòa Bình có nhiều dân tộc cùng sinh sống, trong đó, dân tộc Mường chiếm 63% dân số toàn tỉnh. Những năm qua, nhờ thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp đã bảo tồn, gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường như: các làn điệu dân ca, ngôn ngữ, ẩm thực, nhà sàn, trò chơi dân gian, trang phục truyền thống. Trong đó, trang phục của dân tộc Mường mang đặc trưng, nét đẹp riêng. Trong cuộc sống hiện đại, trang phục truyền thống dân tộc Mường vẫn luôn được nâng niu, tôn vinh.

Xuân về bản Mông

(HBĐT) - Mỗi dịp cuối năm, xã Hang Kia (Mai Châu) được tô điểm bởi những vườn hoa mận trắng, khoác lên mình tấm áo mới duyên dáng, báo hiệu xuân về. Với cảnh quan đặc sắc, hoang sơ vốn có, nơi đây đang dần được biết đến như một điểm du lịch thú vị đối với khách du lịch gần xa đến trải nghiệm, khám phá. Du lịch ngày càng phát triển, những căn nhà mới khang trang, đường bê tông chạy quanh xóm, đời sống người dân ngày càng no ấm.

Mo Mường trên hành trình trở thành di sản của thế giới

Mo Mường là loại hình di sản chứa đựng những tinh hoa văn hóa đặc sắc trong đời sống người Mường. Trên hành trình đưa Mo Mường đến danh hiệu di sản thế giới, việc nhìn nhận, đánh giá Mo Mường trong mối quan hệ nội tại với nền văn hóa dân tộc Mường và trong mối quan hệ so sánh với những loại hình văn hóa tương tự trên thế giới là vô cùng cần thiết để khẳng định rõ ràng hơn những giá trị độc đáo của Mo Mường.

Đắm say đào Tết

(HBĐT) - Hoa đào được xem như biểu tượng của mùa xuân. Dịp Tết Nguyên đán, miền Nam có những cành mai vàng nở rộ thì ở miền Bắc lại có những cành đào rực rỡ sắc xuân. Đã trở thành nét đẹp truyền thống, mỗi dịp Tết đến, xuân về, mọi gia đình người Việt, nhất là các gia đình ở miền Bắc đều sắm cành đào để trưng. Bởi vậy mà những ngày giáp Tết, không khó để gặp hình ảnh, không khí nhộn nhịp tại các chợ hoa. Lạc giữa "rừng" hoa đào tràn ngập sắc đỏ, sắc hồng tại Quảng trường Hòa Bình, thích thú ngắm nhìn những thế đào, chị Nguyễn Thị Vân (phường Thịnh Lang) hào hứng: "Hàng năm, trước Tết Nguyên đán khoảng 10 ngày, gia đình tôi đều sắp xếp thời gian để đi chợ Tết, đặc biệt là sắm cho ngôi nhà của mình cành đào thật đẹp và phù hợp.

Hồn cốt văn hóa nâng tầm giá trị vùng đất cổ Mường Bi

(HBĐT) - Nhờ cơ duyên tôi được góp mặt trong nhiều sự kiện văn hóa của vùng đất cổ Mường Bi (Tân Lạc). Mỗi sự kiện dù lớn, dù nhỏ đều được tổ chức một cách bài bản, đã tạo được sự lan tỏa. Tiếng chiêng ngày hội bay xa thu hút ngày càng đông đảo du khách đến thăm quan, trải nghiệm các điểm du lịch văn hóa, cộng đồng, sinh thái trên địa bàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục