(HBĐT) - Trống đồng là tài sản quý giá được coi là báu vật cha ông để lại, là biểu tượng của nền văn minh và văn hoá Việt Nam thời dựng nước. Trống đồng được tìm thấy ở Hòa Bình chủ yếu là trống đồng loại II Heger với các nhóm sớm muộn khác nhau. Niên đại của trống loại II Heger kéo dài từ thế kỷ I đến thế kỷ XVII. Theo thống kê, tỉnh Hoà Bình phát hiện khoảng trên 100 chiếc trống đồng, trong đó chiếc phát hiện sớm nhất là trống Sông Đà (phát hiện năm 1887), đây là trống loại I Heger và là trống Đông Sơn nhóm A kiểu I, hiện tại chiếc trống này đang được lưu giữ tại Bảo tàng Guimet (Pháp).


Trống đồng loại II Heger được trưng bày tại Bảo tàng tỉnh.

Đồng chí Nguyễn Thị Xuyến, Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh cho biết: Đối với trống đồng cổ, trong kho Bảo tàng tỉnh hiện lưu giữ 76 chiếc, trong đó có 4 chiếc loại I Heger. Còn lại chủ yếu là trống loại II Heger. Đây là những cổ vật có niên đại khá sớm (sau hiện vật Văn hóa Hòa Bình) từ 2000 năm đến vài trăm năm cách ngày nay. Đặc biệt hầu như trống đồng được lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh đều được phát hiện ở hầu khắp các huyện trong tỉnh. Trống đồng loại II gắn bó lâu dài với người Mường, phân bố tập trung trên địa bàn cư trú của người Mường, là biểu trưng về sức sống của truyền thống văn minh Đông Sơn, biểu trưng xác nhận quyền lực của phong kiến Việt Nam đối với các thổ lang Mường. Trống đồng gắn bó với cuộc sống người Mường, là biểu tượng văn hóa của người Mường...

Trống đồng loại II Heger được kế thừa hình dáng từ trống loại I Heger, mặc dù đã có những cách điệu nhất định, nhưng nhìn chung trống loại II cơ bản chia làm 3 phần: tang trống hơi phình hình tròn, phần thân và chân đế được ngăn cách bởi một đường gờ nổi. Trống có 4 quai nhỏ, tròn trên phần tang trống. Mặt trống chờm khỏi tang từ 1-3 cm. Đặc biệt, hoa văn trống loại II chủ yếu là hoa văn hình học có tính chất lặp đi lặp lại. Ngôi sao giữa mặt trống thường 8 hoặc 12 cánh nhỏ, cánh sao mảnh, không mập như cánh sao trống loại I. Rìa mặt trống có những khối tượng cóc. Ở đây, cóc là một con vật mà tiếng kêu mỗi khi trời mưa đã trở thành biểu tượng "Con cóc là cậu ông Trời”. Người xưa liên tưởng đến tiếng kêu của cóc với tiếng trống trầm hùng, để mỗi khi hạn hán lại mang trống ra đánh, mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt.

Đồng chí Nguyễn Thị Xuyến, Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh cho biết thêm: Đối với người Mường, trống đồng là cổ vật thiêng, biểu trưng cho quyền lực và sự giàu sang của tầng lớp lang đạo xưa… Ngoài chức năng nhạc khí, trống đồng còn được dùng trong các nghi lễ tôn giáo, lễ hội và trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm, khi người thủ lĩnh bộ lạc kêu gọi mọi người từ khắp nơi tụ về để cùng chiến đấu. Có thể nói, trống đồng phục vụ nhu cầu vật chất và tinh thần của con người. Trống đồng được phát hiện ở hầu khắp các huyện trong tỉnh. Ngoài một số trống tìm thấy trong các mộ Mường cổ, còn lại chủ yếu là phát hiện tình cờ từ các địa điểm chôn cất nên hầu như không còn nguyên vẹn do thời gian quá lâu, nhiều chiếc bị vỡ vụn… Chính vì vậy, việc bảo tồn loại hình này không hề đơn giản. Ngoài việc áp dụng các biện pháp bảo quản thông thường, hằng năm, chúng tôi còn xây dựng kế hoạch bảo quản, tu sửa, phục dựng các trống xuống cấp, bị hỏng… Tính đến nay, chúng tôi đã bảo quản, tu bổ phục dựng được 7 chiếc.

Nếu trống đồng Đông Sơn là biểu tượng văn hóa, văn minh Việt cổ thì trống đồng loại II có thể được xem là biểu tượng văn hóa của người Mường ở Việt Nam. Trống có vẻ đẹp riêng, với những hoa văn được tạo bằng phương pháp in dập, nhất là hoa văn ô trám, đã biến mặt trống đồng như một bức thảm được dệt hoa văn đẹp, lặp đi lặp lại như hoa văn trên các tấm thổ cẩm của dân tộc Mường Hòa Bình. Sự hiện diện của những chiếc trống loại II trên vùng cư trú của người Mường trong gần hai thiên niên kỷ đã là một bằng chứng hùng hồn của truyền thống Đông Sơn, là sự tiếp nối và sáng tạo nền văn hoá văn minh Việt cổ. Chính vì vậy, việc phát hiện trống đồng cổ Hòa Bình có ý nghĩa và giá trị rất lớn đối với văn hóa của người Mường Hòa Bình.


Đỗ Hà


Các tin khác


Công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ đoạt giải thưởng Quy hoạch đô thị quốc gia

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), chiều 15/4, tại trung tâm thành phố Điện Biên Phủ, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cùng Sở Xây dựng Điện Biên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên tổ chức lễ gắn biển "GIẢI ĐẶC BIỆT" trong hệ thống Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ III (VUPA) năm 2022 cho công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ.

Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên huyện Lạc Thủy

Huyện Lạc Thuỷ vừa tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên năm 2024 với chủ đề "Hát mãi khúc quân hành”. Hội diễn thu hút trên 260 diễn viên, nghệ nhân từ 10 xã, thị trấn.

Rộn ràng Lễ rước kiệu về Đền Hùng

Ngày 15/4 (tức mùng 7/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 tổ chức rước kiệu về Đền Hùng tri ân công đức các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.

Nét độc đáo trong lễ hội đình Băng

Đình Băng ở xóm Băng, xã Ngọc Lâu, huyện Lạc Sơn là ngôi đình lớn, thờ thành hoàng chính là Quốc mẫu Hoàng Bà (mẹ đức thánh Tản Viên Sơn), Tản Viên Sơn thánh, ngoài ra còn thờ một số thành hoàng khác: Vua Cả, Vua Hai (thần ở mái đá làng Vành, xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn), vua Út, Vua Ả là con gái Quốc mẫu Hoàng Bà. Đình đã được các đời vua thời phong kiến sắc phong nhưng nay thất lạc không còn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục