Nhằm bảo tồn, gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, phục vụ người dân và du khách, UBND thành phố Đà Nẵng có kế hoạch tổ chức nhiều hoạt động văn hóa - lễ hội hai bên bờ sông Hàn năm 2023.


Các nghệ nhân biểu diễn hô hát Bài Chòi lời cổ phục vụ người dân và du khách tại Đà Nẵng năm 2023.

Cụ thể, trên địa bàn sẽ diễn ra 16 hoạt động văn hóa - lễ hội định kỳ diễn ra từ tháng 1 đến tháng 10/2023 vào các tối thứ Sáu, thứ Bảy và Chủ nhật như: Vũ hội đường phố có hóa trang kết hợp biểu diễn âm nhạc Việt Nam và quốc tế; hô hát Bài Chòi lời cổ và lời mới; biểu diễn hòa tấu, độc tấu các nhạc cụ dân tộc; ảo thuật đường phố; nhảy hiện đại; múa dân gian và truyền thống… do Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh thành phố, Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh, Hội nghệ sỹ Múa thành phố, các Câu lạc bộ nghệ thuật, hội chuyên ngành trên địa bàn thực hiện.

Cùng với đó là gần 50 hoạt động thường niên trải đều khắp 12 tháng trong năm với các chương trình nghệ thuật, ngày hội, liên hoan, hội thi, triển lãm chào mừng những ngày lễ, Tết, ngày kỷ niệm lớn của thành phố và đất nước.


Người dân và du khách tham gia chương trình hô hát Bài Chòi tại Đà Nẵng năm 2023. 

Các hoạt động văn hóa - lễ hội hai bên bờ sông Hàn năm 2023 sẽ sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp năm 2023 của các đơn vị và nguồn xã hội hóa, đảm bảo tính lâu dài, hiệu quả và đầu tư xây dựng, tổ chức chương trình chuyên nghiệp hơn. Để tạo đột phá, mới lạ, thu hút người dân và du khách, các hoạt động sẽ được đầu tư đổi mới cả về nội dung và hình thức; tăng tính tương tác với khán giả thông qua các hoạt động dựa vào công nghệ nền tảng số để tăng sự hấp dẫn, lôi cuốn... Qua đó, đảm bảo hiệu quả, tiến tới hình thành sản phẩm văn hóa đặc sắc hai bên bờ sông Hàn; tạo không khí vui tươi, phấn khởi thu hút đông đảo người dân và du khách, góp phần sớm khôi phục và đẩy mạnh phát triển ngành du lịch - một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố Đà Nẵng.

Tại Đà Nẵng, trong tháng 1/2023, các cơ sở lưu trú trên địa bàn thành phố đã phục vụ hơn 350 nghìn lượt khách, tăng gấp 6 lần so với cùng kỳ năm 2022; trong đó khách quốc tế ước đạt 88,5 nghìn lượt.

Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Sức hút lễ hội chùa Tiên

(HBĐT) - Mùa xuân cũng là mùa trẩy hội của du lịch chùa Tiên, xã Phú Nghĩa (Lạc Thủy). Lễ hội được khai hội vào mùng 4 Tết và kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch. Từ lâu, lễ hội chùa Tiên luôn thu hút du khách trong và ngoài tỉnh thăm quan, chiêm bái.

Lễ hội đình Cổi xuân Quý Mão 2023

(HBĐT) - UBND xã Vũ Bình (Lạc Sơn) vừa tổ chức lễ hội đình Cổi dịp xuân Quý Mão 2023. Lễ hội mang ý nghĩa nhớ ơn công đức của các vị thần, gồm: Quốc Mẫu Hoàng Bà, Vua Cả (Thánh Tản), Vua Cun, Vua Hai (Cao Sơn và Quý Minh Đại Vương). Đồng thời là dịp để cầu phúc, cầu mùa "trồng ngô bắp to, trồng lúa có bông dài, hạt chắc;con cháu được khỏe mạnh, học hành tiến bộ…”.

Ngày thơ Việt Nam xuân Quý Mão 2023

(HBĐT) - Ngày 1/2, (tức 11 tháng giêng), Câu lạc bộ thơ ca tỉnh đã tổ chức ngày thơ Việt Nam mừng Đảng, mừng xuân Quý Mão 2023. Đến dự có đại diện một số ban, ngành của tỉnh, TP Hòa Bình và 13 câu lạc bộ thơ cơ sở.

Lễ hội Xên Mường huyện Mai Châu

(HBĐT) - Ngày 31/1 (tức mùng 10 tháng giêng), xã Chiềng Châu tổ chức Lễ hội Xên Mường năm 2023. Đến dự có lãnh đạo một số sở, ban, ngành; Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện Mai Châu, nhân dân các dân tộc trong và ngoài huyện.

Bộ tượng Trúc Lâm Tam Tổ ở Nam Định được công nhận bảo vật quốc gia

Ngày 30/1, đồng chí Trần Anh Dũng, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định cho biết, tỉnh vừa có hiện vật thứ 5 được công nhận bảo vật quốc gia. Đó là bộ 3 pho tượng Trúc Lâm Tam Tổ, được thờ tại chùa Phổ Minh, thuộc Di tích quốc gia đặc biệt Đền Trần và chùa Phổ Minh (phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định).

Đón nhận Bằng di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh đình Khói và lễ hội đình Khói

(HBĐT) - Huyện Lạc Sơn vừa tổ chức lễ đón nhận Bằng di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh đình Khói và lễ hội đình Khói, xã Ân Nghĩa.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục