Tối 23/11, tại Cung văn hóa tỉnh, Sở VH-TT&DL tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật dân gian các dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình năm 2023 với chủ đề "Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình”. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự chương trình.
Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo Sở VH-TT&DL trao cờ lưu niệm cho các đội tham dự Liên hoan.
Tiết mục dự thi của đoàn thành phố Hòa Bình trong đêm khai mạc Liên hoan được đánh giá cao.
Liên hoan diễn ra trong 2 ngày 23-24/11 với sự tham gia của 10 huyện, thành phố, gần 300 cán bộ, nghệ nhân, diễn viên. Các nội dung thi gồm: trình diễn 1 chương trình nghệ thuật dân gian tiêu biểu; một trích đoạn lễ hội tiêu biểu của địa phương, tập trung vào chủ đề về công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.
Thông qua Liên hoan nghệ thuật dân gian các dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình nhằm đánh giá kết quả hoạt động văn hoá, văn nghệ và công tác tuyên truyền, bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hoá các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh. Đồng thời là dịp để cán bộ, nghệ nhân, diễn viên được giao lưu, học hỏi về chuyên môn, nghiệp vụ...
Theo Ban tổ chức liên hoan, thời gian qua, có 80/151 xã, phường, thị trấn tổ chức liên hoan với hơn 16.000 nghệ nhân, diễn viên tham gia, phục vụ trên 40.000 lượt người xem. Có 10 huyện, thành phố tổ chức liên hoan, 136 xã, phường, thị trấn tham gia với 3.400 nghệ nhân, diễn viên biểu diễn, phục vụ trên 10.000 lượt người xem.
Ngay sau lễ khai mạc, có 3 đơn vị đã thực hiện các nội dung thi với sự đầu tư, dàn dựng khá công phu, đảm bảo yêu cầu về nội dung, chủ đề và chất lượng nghệ thuật.
H.D
Những năm qua, phong trào văn nghệ quần chúng ở huyện Kim Bôi được duy trì và phát triển. Hoạt động văn nghệ ở thôn, xóm và các xã, thị trấn đã góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở.
Nằm bên bờ phải sông Đà, thuộc phường Quỳnh Lâm (thành phố Hoà Bình), đình Ngòi được cấp bằng xếp hạng di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh từ năm 1999. Nhân dân nơi đây vẫn giữ truyền thống sinh hoạt, lấy ngôi đình làm trung tâm của làng, của xóm. Những ngày lễ, tết, ngày rằm, mồng 1 hàng tháng, bà con thường đến thắp hương tưởng nhớ các vị thần và cầu mong cho mưa thuận, gió hoà, mùa màng tốt tươi.
Sau hơn 12 năm bắt tay thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), văn hóa đã trở thành một trong những nội dung then chốt, bảo đảm tính bền vững và là nền tảng, động lực quan trọng để cả nước tiếp tục thực hiện hiệu quả mục tiêu xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu.
Hội An và Đà Lạt vừa được UNESCO công nhận danh hiệu "thành phố sáng tạo UNESCO” trong lĩnh vực thủ công - nghệ thuật dân gian và âm nhạc. Như vậy cùng với Hà Nội, việc có thêm hai "thành phố sáng tạo” sẽ mở rộng không gian cho việc sáng tạo sản phẩm văn hóa và cơ hội tôn vinh tính sáng tạo của cộng đồng; là tiền đề góp phần xây dựng mạng lưới thành phố sáng tạo tại Việt Nam với các thành phố có tiềm năng như Thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng, Hạ Long, Vũng Tàu...