Sáng 5/2, tại Sân vận động xã Phong Phú (Tân Lạc), Ban Tổ chức Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh năm 2024 đã tổ chức tổng duyệt Chương trình nghệ thuật tại khai mạc Lễ hội. Dự buổi tổng duyệt có các đồng chí trong Chỉ đạo, Ban Tổ chức Lễ hội; lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, UBND, phòng chức năng của huyện Tân Lạc.


Các nghệ nhân và người dân huyện Tân Lạc tham gia Chương trình nghệ thuật khai mạc Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh năm 2024 tại buổi tổng duyệt. 

Chương trình nghệ thuật có kết cấu gồm 3 phần với thời lượng 50 phút. Trong đó, lễ nghi khai mạc có thời lượng 10 phút; màn trình tấu chiêng thời lượng 10 phút và màn nghệ thuật với chủ đề "Âm sắc Bốn Mường” thời lượng 30 phút. Với sự tham gia của Nghệ nhân ưu tú Bùi Văn Lựng và 500 nghệ nhân và diễn viên quần chúng huyện Tân  Lạc. Điểm nhấn là chương trình nghệ thuật chào mừng Lễ hội với kết cầu 3 phần gồm: Phần 1- Màn trình tấu chiêng Mường "Âm sắc Bốn Mường”; Phần 2 - Màn nghệ thuật chào mừng "Hoa đất Mường” và Phần 3 – Hội nhập và phát triển.

Tại buổi tổng duyệt, các đồng chí trong Ban Tổ chức Lễ hội và huyện Tân Lạc ghi nhận và đánh giá cao quá trình dàn dựng, công tác chuẩn bị tổ chức chương trình nghệ thuật. Nội dung chương trình đã nêu được những giá trị nổi bật của văn hóa dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình. Đồng thời khẳng định việc tổ chức Lễ hội nhằm triển khai các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của Đề án bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá dân tộc Mường và nền "Văn hoá Hoà Bình” giai đoạn 2023-2030. Qua đó góp phần nâng cao lòng tự hào dân tộc, cổ vũ các tầng lớp Nhân dân hăng hái thi đua lao động, sản xuất; quảng bá nét đẹp văn hoá truyền thống của dân tộc Mường nói riêng và cộng đồng các dân tộc trong tỉnh nói chung đến với du khách trong và ngoài nước. Là hoạt động văn hóa, du lịch tạo điểm nhấn để giới thiệu, quảng bá tiềm năng du lịch góp phần thúc đẩy KT-XH của địa phương.

Chương trình nghệ thuật khai mạc Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh năm 2024 sẽ diễn ra vào sáng ngày 17/2/2024 (Tức ngày 8 tháng Giêng năm Giáp Thìn) tại sân vận động xã Phong Phú (Tân Lạc).

Hương Lan

Các tin khác


Độc đáo Tết của người Tày ở huyện Đà Bắc

Xã Tân Pheo (Đà Bắc) là nơi sinh sống lâu đời của người dân các dân tộc: Tày, Dao, Mường… Mỗi dân tộc có nét văn hóa riêng, phong tục độc đáo trong ngày Tết. Đối với người dân tộc Tày, giờ đây tuy cuộc sống đã có nhiều thay đổi nhưng bản sắc văn hóa và phong tục đón Tết Nguyên đán của người Tày nơi đây vẫn được gìn giữ và lưu truyền.

Xã Vĩnh Tiến lưu giữ giá trị di sản văn hóa chiêng Mường

Không chỉ có một tình yêu đặc biệt với chiêng Mường, Nghệ nhân Ưu tú Bùi Tiến Xô ở xóm 168, xã Vĩnh Tiến (Kim Bôi) còn là người dành nhiều tâm huyết khơi ngọn lửa đam mê đối với nghệ thuật chiêng Mường trong đời sống cộng đồng.

Khánh thành Thư viện cộng đồng Thịnh Lang

Ngày 1/2, Tổ chức Good Neighbors International (GNI) Hàn Quốc và Qũy 1% của Tập đoàn công nghiệp nặng Hyundai tổ chức khánh thành, bàn giao Thư viện cộng đồng Thịnh Lang (TP Hòa Bình). 

Tổ chức Lễ hội chùa Tiên nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch

Lễ hội chùa Tiên là lễ hội truyền thống mang tính lịch sử lâu đời của người dân huyện Lạc Thủy. Năm 2024, lễ hội tổ chức với quy mô cấp tỉnh. Phóng viên Báo Hòa Bình đã có cuộc phỏng vấn đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức Lễ hội chùa Tiên năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục