Lễ hội chùa Tiên là lễ hội truyền thống mang tính lịch sử lâu đời của người dân huyện Lạc Thủy. Năm 2024, lễ hội tổ chức với quy mô cấp tỉnh. Phóng viên Báo Hòa Bình đã có cuộc phỏng vấn đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức Lễ hội chùa Tiên năm 2024.
Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các ngành chức năng chỉ đạo công tác chuẩn bị tổ chức Lễ hội chùa Tiên, huyện Lạc Thủy năm 2024.
P.V: Xin đồng chí cho biết giá trị tiêu biểu của Lễ hội chùa Tiên, huyện Lạc Thủy?
Đồng chí Nguyễn Văn Toàn: Lễ hội chùa Tiên được tổ chức mỗi năm một lần trong 3 tháng (từ ngày 4 tháng 1 âm lịch đến hết tháng 3 âm lịch). Lễ khai hội được tổ chức vào ngày 4/1 âm lịch tại sân chùa Tiên thuộc khu du lịch chùa Tiên, xã Phú Nghĩa. Đây là lễ hội lớn của tỉnh Hòa Bình nói chung và của huyện Lạc Thủy nói riêng, chứa đựng nhiều giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Mường. Tổ chức Lễ hội chùa Tiên nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng cho nhân dân, kế thừa và phát huy những giá trị văn hóa đã có từ lâu đời của người dân và vùng đất Lạc Thủy.
Lễ hội chùa Tiên là hoạt động văn hóa tín ngưỡng dân gian của dân tộc được phục dựng, duy trì tổ chức hàng năm nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, đáp ứng nhu cầu đời sống văn hóa tín ngưỡng của Nhân dân; góp phần phát huy tinh thần đại đoàn kết các dân tộc, quảng bá, giới thiệu di sản văn hóa dân tộc, thúc đẩy phát triển du lịch của địa phương và tỉnh Hòa Bình. Thông qua tổ chức Lễ hội Chùa Tiên năm 2024 góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc và nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Hòa Bình nói chung và văn hóa dân tộc Mường nói riêng.
P.V: Năm 2024, lễ hội được tổ chức quy mô cấp tỉnh, xin đồng chí cho biết nội dung chủ yếu của chương trình lễ hội?
Đồng chí Nguyễn Văn Toàn: Năm nay Lễ hội chùa Tiên được tổ chức với quy mô cấp tỉnh. Đây là hoạt động văn hóa thiết thực chào mừng năm mới, Tết Nguyên đán Giáp Thìn, tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong các tầng lớp Nhân dân.
Lễ khai hội được tổ chức từ ngày 12 - 14/2/2024 (tức ngày 3 - 5 tháng 1 âm lịch). Phần lễ xin mở hội với nội dung dâng hương, hành lễ được tổ chức vào chiều 12/2 (ngày 3/1 âm lịch) tại chùa Tiên.
Phần lễ khai hội được tổ chức vào ngày 13/2 (ngày 4/1 âm lịch) với các nội dung: rước kiệu Tam vị Đức Ông từ đền Trình; rước kiệu Thánh Mẫu từ đền Mẫu; rước kiệu của vị thần thờ trong đình từ đình Trung về sân chùa Tiên. Sau đó là chương trình khai mạc chính thức, gồm các nội dung phần lễ; chương trình nghệ thuật, đánh trống khai mạc; đại biểu dâng hương tại chùa Tiên, tham quan các điểm di tích và hội chợ xuân. Trong phần lễ còn có các hoạt động múa lân, rồng, đi cà kheo, múa sạp, hòa tấu Chiêng Mường.
Phần hội sẽ thu hút du khách với các hoạt động đa dạng, phong phú như: Tổ chức thi đấu các môn thể thao dân tộc bắn nỏ, kéo co, đẩy gậy với sự tham gia 10 xã, thị trấn trong toàn huyện; giao lưu bóng chuyền nam giữa các huyện: Yên Thủy, Kim Bôi, Lạc Sơn, Tân Lạc và Lạc Thủy; tổ chức các trò chơi dân gian đi cà kheo, nhảy dây giữa người dân và du khách. Chương trình giao lưu nghệ thuật dân gian trình diễn nhạc cụ dân tộc, trình diễn nghệ thuật Chiêng Mường, hát dân ca, chầu văn… với sự tham gia của Câu lạc bộ giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Mường của thị trấn Ba Hàng Đồi, các xã: Hưng Thi, Phú Thành, Khoan Dụ, Phú Nghĩa, Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Mạnh Tuấn, Trần Mạnh Hùng…; tổ chức trình diễn thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ mời các nghệ nhân tại các điểm di tích đền Trình, đền Mẫu, chùa Tiên.
Trong khuôn khổ lễ hội, còn diễn ra hội chợ xuân. Dự kiến trên 40 gian hàng trưng bày sản phẩm nông sản, tiểu thủ công nghiệp, sản phẩm OCOP, văn hóa, ẩm thực… với sự tham gia của các huyện: Yên Thủy, Kim Bôi, Tân Lạc, Lạc Sơn, các xã, thị trấn trong huyện, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp, Hội LHPN, Hội Nông dân, các tiểu thương.
P.V: Xin đồng chí cho biết công tác chuẩn bị lễ hội được tổ chức như thế nào?
Đồng chí Nguyễn Văn Toàn: Việc tổ chức lễ hội phải đảm bảo trang trọng, thiết thực, hiệu quả, an toàn, tiết kiệm; các hoạt động trong lễ hội phải đa dạng, phong phú, phát huy truyền thống và bản sắc văn hóa của địa phương, tạo được không khí vui tươi, lành mạnh, để lại dấu ấn tốt đẹp đối với người dân và du khách khi đến với lễ hội.
Để chỉ đạo công tác tổ chức lễ hội, UBND tỉnh đã thành lập Ban Tổ chức lễ hội; ban hành Kế hoạch số 01/KH-UBND, ngày 3/1/2024 về tổ chức Lễ hội Chùa Tiên huyện Lạc Thủy, năm 2024; Quyết định số 07/QĐ-BTC, ngày 14/1/2024 về việc phân công nhiệm vụ các thành viên Ban Tổ chức Lễ hội chùa Tiên huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình năm 2024.
Trên cơ sở kế hoạch của UBND tỉnh, các sở, ngành, UBND các huyện và đơn vị liên quan đã xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao với tinh thần khẩn trương, trách nhiệm, hiệu quả; đảm bảo tổ chức thành công Lễ hội chùa Tiên năm 2024.
P.V: Xin trân trọng cảm ơn đồng chí!
Hương Lan (TH)
Thông tin từ Trung tâm sản xuất phim truyền hình Việt Nam (VFC) sáng 30/1 cho biết: Chương trình Gặp nhau cuối năm - Táo quân 2024 hứa hẹn tiếp tục là món ăn tinh thần hấp dẫn đối với khán giả truyền hình trong dịp Tết nguyên đán Giáp Thìn 2024. Không chỉ đổi mới về cách thức tiếp cận vấn đề, ê kíp sáng tạo Táo quân 2024 cũng mạnh dạn sử dụng nhiều gương mặt nghệ sỹ mới.
Từ trung tâm xã Bình Thanh (Cao Phong) đi vào hướng núi chừng 2 km sẽ đến xóm Cáp - nơi có đông đồng bào dân tộc Dao quần chẹt sinh sống. Xóm có gần 60 nóc nhà, bà con đã gắn bó nhiều đời trên vùng đất và luôn đồng lòng xây dựng quê hương ngày càng tươi sáng, ấm no.
Ngày 29/1, đoàn công tác do đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình năm 2024 làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ công tác chuẩn bị tổ chức Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh năm 2024.
Hội báo Xuân là sự kiện văn hóa đặc sắc, dịp để các nhà báo, cơ quan báo chí giao lưu, học tập kinh nghiệm, tăng cường sự hiểu biết, gắn bó giữa các hội viên, những người làm báo với công chúng. Bởi thế, dù tổ chức với quy mô lớn hay nhỏ, Hội Báo xuân vẫn tạo được điểm nhấn ấn tượng.
Những ngày này, mỗi khi ra đường rất dễ bắt gặp những nhóm bạn trẻ, hội chị em hào hứng tạo dáng chụp ảnh Tết trong những tà áo dài thướt tha, bộ váy áo rực rỡ. Để có không gian đẹp, thu hút, phục vụ nhu cầu "check-in” của khách hàng, các điểm du lịch, nhà hàng, trung tâm thương mại, nhất là các quán cafe... trên địa bàn tỉnh đã trang trí những tiểu cảnh bắt mắt với nhiều màu sắc, phong cách khác nhau.
Theo Lịch Vạn niên, năm 2024 có ngày 30 tháng Chạp, tức ngày 30/12 âm lịch. Tuy nhiên, phải tới năm 2033 mới lại có ngày 30 tháng Chạp (30 Tết nguyên đán), còn từ năm 2025-2032 tháng Chạp chỉ có 29 ngày.