Ngày 15/2 (mùng 6 tháng Giêng), tại sân vận động xã Phong Phú (Tân Lạc) đã diễn ra một số hoạt động trong Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hoà Bình năm 2024.


Các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Tân Lạc dựng trại văn hóa trưng bày tại Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hoà Bình năm 2024. 

Trong đó, đầu giờ sáng, Nghệ nhân ưu tú Bùi Văn Lựng cùng các thành viên Tiểu Ban Nghi lễ, Ban Tổ chức lễ hội đã làm lễ mo cúng Thổ công. Ban Tổ chức lễ hội đã tổ chức thi đấu 2 môn thể thao dân tộc (bắn nỏ, đẩy gậy) tại sân Trường THPT Mường Bi với đoàn vận động viên từ16 xã, thị trấn của huyện Tân Lạc. Triển khai dựng trại và trang trí; trưng bày các gian hàng sản phẩm OCOP, nông sản, thủ công truyền thống, văn hóa du lịch của 16 xã, thị trấn và 3 huyện (Kim Bôi, Cao Phong, Lạc Sơn), các cơ quan, doanh nghiệp, hợp tác xã. Tổng duyệt chương trình khai mạc lễ hội.

Thực hiện chủ trương của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hoà Bình năm 2024 được tổ chức quy mô cấp tỉnh. Lễ hội diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 15 - 17/2/2024 (mùng 6, 7, 8 tháng Giêng) với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, trò chơi dân gian phong phú, đậm bản sắc văn hóa Mường Hòa Bình nói chung và vùng đất Mường Bi nói riêng.



Hương Lan

Các tin khác


Thành phố Hồ Chí Minh kỷ niệm 235 năm chiến thắng Đống Đa lịch sử

Tối 14/2 (nhằm mùng 5 Tết Nguyên đán Giáp Thìn), Ban tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh và Trung tâm Ca nhạc nhẹ Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình sân khấu hóa kỷ niệm 235 năm chiến thắng Đống Đa lịch sử (1789 – 2024) tại sân khấu trước Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh, với chủ đề "Sáng mãi hào khí cờ đào”.

Công bố Lễ hội Xương Giang là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tối 14/2 (tức ngày 5 tháng Giêng), tại Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Địa điểm Chiến thắng Xương Giang, UBND thành phố Bắc Giang tổ chức khai mạc Lễ hội 597 năm Chiến thắng Xương Giang (1427 - 2024) và công bố Lễ hội Xương Giang là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Quần thể cây di sản trên núi Bo Trẳm

Nằm trên độ cao khoảng 800 m so với mực nước biển, trong khu rừng tự nhiên núi đá của xóm Bo Trẳm, xã Ngổ Luông (Tân Lạc), thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Ngọc Sơn - Ngổ Luông có quần thể 11 cây nghiến đã được Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam công nhận là cây di sản Việt Nam. Đây là quần thể cây nghiến cổ thụ có đường kính từ hơn 1m đến hơn 3m, chiều cao vút ngọn từ 20 - 38m, đường kính tán từ 8 - 30m, tuổi đời từ 663 -1.433 năm, cây to nhất 6 người ôm không xuể.

Khai thác hiệu quả du lịch lễ hội, nâng cao năng lực cạnh tranh

Việt Nam sở hữu hàng ngàn lễ hội - tài nguyên to lớn để phát triển du lịch lễ hội hấp dẫn, đặc sắc. Không chỉ lễ hội truyền thống, các lễ hội mới cũng đã hình thành thương hiệu, thu hút đông đảo du khách trong nước, quốc tế. Việt Nam đang hợp tác với ASEAN để phát triển loại hình du lịch lễ hội bền vững.

Gìn giữ, phát huy giá trị Tết cổ truyền

Tết và các phong tục của Tết đã ra đời cả nghìn năm trước, với xuất phát điểm từ một xã hội nông nghiệp. Cùng với sự vận động, phát triển của xã hội, lối sống, nhu cầu của từng cá nhân, gia đình cũng có nhiều thay đổi. Bởi thế cách gìn giữ, lan tỏa giá trị của Tết chính là đi tìm sự thích ứng, hài hòa để những nét đẹp văn hóa truyền thống được nối dài và tiếp tục phát huy trong xã hội hiện đại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục