Trong khuôn khổ Lễ hội chùa Tiên huyện Lạc Thủy năm 2024, sau Lễ khai hội đã diễn ra Chương trình giao lưu nghệ thuật dân gian bao gồm: Trình diễn nhạc cụ dân tộc, trình diễn nghệ thuật chiêng Mường, múa hát dân ca, chầu văn… của các CLB giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Mường của thị trấn Ba Hàng Đồi, các xã: Hưng Thi, Phú Thành, Phú Nghĩa, cùng các Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Mạnh Tuấn, Trần Mạnh Hùng… tại sân khấu chùa Tiên.
Trình diễn tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ tại Lễ khai hội chùa Tiên 2024.
Trong đó, trình diễn nghi lễ hầu đồng cổ truyền đã tái hiện tín ngưỡng Tam Phủ của người Việt mang tính chất diễn xướng đã tái hiện lại nét đẹp và điểm nhấn của chùa Tiên Mẫu Đầm Đa không thể tách rời được với hình thức tín ngưỡng thờ Mẫu.
Loại hình diễn xướng này có vai trò trung tâm trong tín ngưỡng thờ Mẫu, thể hiện rõ truyền thống, đạo lý của dân tộc. Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ của người Việt đã được công nhận là di sản phi vật thể của nhân loại. Đây là một nét đẹp trong tín ngưỡng dân gian, trong đó người Việt đã lưu truyền nhiều năm.
Đặc biệt tín ngưỡng thờ Mẫu ở Hoà Bình có sự giao thoa với tín ngưỡng văn hoá của người Việt Mường. Với quần thể chùa Tiên Mẫu Đầm Đa có tích của Mẫu Âu Cơ có thể hướng tới một vị Mẫu trong Tam Tứ Phủ và hướng tới sự bình an và chữ thiện cho cộng đồng. Chùa Tiên Mẫu Đầm Đa là quần thể gìn giữ tín ngưỡng gần như là một trong những điểm di tích lớn của tỉnh Hoà Bình đã giữ gìn được phong tục, tập quán của người Mường. Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ đã đi sâu vào đời sống của cộng đồng, đó là cũng cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận, gió hoà.
Lễ hội chùa Tiên huyện Lạc Thủy năm 2024 được nâng cấp lên quy mô cấp tỉnh đã góp phần nâng tầm giá trị của tín ngưỡng này như nét đẹp của di sản phi vật thể của nhận loại. Đặc biệt thông qua lễ hội giúp gìn giữ, bảo tồn văn hoá của người Mường xưa và nay. Đồng thời góp phần thực hiện thành công Đề án Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc Mường và nền "Văn hóa Hòa Bình" giai đoạn 2023 – 2030.
Hồng Trung
Việt Nam sở hữu hàng ngàn lễ hội - tài nguyên to lớn để phát triển du lịch lễ hội hấp dẫn, đặc sắc. Không chỉ lễ hội truyền thống, các lễ hội mới cũng đã hình thành thương hiệu, thu hút đông đảo du khách trong nước, quốc tế. Việt Nam đang hợp tác với ASEAN để phát triển loại hình du lịch lễ hội bền vững.
Tết và các phong tục của Tết đã ra đời cả nghìn năm trước, với xuất phát điểm từ một xã hội nông nghiệp. Cùng với sự vận động, phát triển của xã hội, lối sống, nhu cầu của từng cá nhân, gia đình cũng có nhiều thay đổi. Bởi thế cách gìn giữ, lan tỏa giá trị của Tết chính là đi tìm sự thích ứng, hài hòa để những nét đẹp văn hóa truyền thống được nối dài và tiếp tục phát huy trong xã hội hiện đại.
Ngày 12/2 (tức mồng 3 Tết Giáp Thìn), Ban Tổ chức Lễ hội chùa Tiên huyện Lạc Thủy tổ chức lễ xin mở hội. Tham dự buổi lễ có các đồng chí trong Ban Thường vụ Huyện ủy, UBND huyện; lãnh đạo một số phòng, ban, đơn vị thuộc huyện Lạc Thủy; Đảng ủy, HĐND, UBND xã Phú Nghĩa.
Nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, Tập đoàn Bưu chính Pháp (La Poste Group) đã phát hành một bộ tem đặc biệt gồm 2 con tem để kỷ niệm năm con Rồng theo truyền thống của người châu Á.