Những ngày này, các điểm du lịch ở huyện Mai Châu thu hút rất đông du khách từ khắp mọi miền Tổ quốc. Du khách được thỏa sức đắm mình vào vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ của thiên nhiên với điểm nhấn là những cung đường hoa ban trắng muốt, thơ mộng.


Những hàng hoa ban ven đường ở huyện Mai Châu bắt đầu bung nở, thu hút nhiều người chụp ảnh.

Những ngày này, các điểm du lịch ở huyện Mai Châu thu hút rất đông du khách từ khắp mọi miền Tổ quốc. Du khách được thỏa sức đắm mình vào vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ của thiên nhiên với điểm nhấn là những cung đường hoa ban trắng muốt, thơ mộng.

Tháng ba là lúc mùa hoa ban bắt đầu. Cả trời Tây Bắc ngợp một sắc hoa, cảnh vật tựa như chỉ có trong tranh vẽ. Trên đỉnh núi, trên lưng chừng đồi, trên vách đá… đâu đâu cũng một màu trắng tinh khôi pha thêm chút màu tím thơ mộng. Đến gần thêm sẽ thấy những nụ hoa ban thon thon như bàn tay người con gái miền sơn cước. Hoa ban khi nở lại xòe rộng như cánh bướm với nhụy hoa xinh xinh, tim tím…

Hoa ban nở rộ vào tháng ba dương lịch. Khoảng thời gian này, những người yêu thích thiên nhiên thường lên kế hoạch chuyến hành trình lên Tây Bắc đầy thú vị. Mọi người đến không chỉ để thưởng thức vẻ đẹp của những loài hoa nơi núi rừng mà còn đến để tận hưởng không gian trong lành, tươi mới của tiết trời mùa Xuân và ghi lại khoảnh khắc ấn tượng.

Bà Lê Thị Mai, du khách đến từ tỉnh Hưng Yên chia sẻ: Chị em phụ nữ những ngày này thường rủ nhau đi chụp để lưu lại những kỷ niệm. Hoa ban cũng là loại hoa độc đáo của núi rừng Tây Bắc, mọi người có cảm xúc rất thích, tượng trưng cho một mùa xuân hạnh phúc, thanh bình.

Tiết trời tháng ba như đánh thức cả rừng hoa ban sau một giấc ngủ dài. Cây ban như loại cây sim sống bền bỉ trên những khu đồi cằn cỗi nhưng vẫn luôn xanh tươi. Ban là loài hoa gắn bó với đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào các dân tộc vùng Tây Bắc, nhất là với đồng bào dân tộc Thái. Hoa ban tượng trưng cho tình yêu lứa đôi với sự thủy chung son sắt qua câu chuyện tình của chàng Khum và nàng Ban. Hoa ban có năm cánh xòe thành hình quạt, với nhiều sắc màu như tím nhạt, trắng, đỏ, nhưng phổ biến nhất vẫn là màu trắng. Lá hoa ban có hình móng bò, người Thái ví đây là hình "đôi trái tim ghép lại”. Nhụy ban ngọt, các loài ong rất ưa thích. Cánh hoa ban vừa ngọt, vừa bùi, người Thái thường lấy về đồ chín trộn với giấm, vừng thành một món nộm, ăn rất lạ. Quả ban giống như quả bồ kết, hạt già đồ chín ăn ngon như hạt đậu.

Nhiều đời nay, hoa ban đi vào đời sống văn hoá, tâm linh của người dân Tây Bắc một cách tự nhiên. Với đồng bào Thái, có lẽ không ai là không trải qua tuổi thanh xuân với những trò chơi thú vị hái hoa ban và hát giao duyên. Trong ký ức của người xa xứ, cùng với nỗi nhớ mường nhớ bản, nhớ người yêu, còn có nỗi nhớ da diết hoa ban mỗi độ xuân về. Hoa ban cũng là biểu tượng kiêu hãnh trong kho tàng văn học dân gian các dân tộc thiẻu số Tây Bắc, bởi đó là biểu trưng cho sự thuần khiết, trong sáng của người phụ nữ, cũng là biểu tượng cho cuộc sống hạnh phúc, tình yêu và cả sự no ấm, tấm lòng hiếu thảo của con cái với cha mẹ, sự tôn kính các vị thần linh…

Bà Hà Thị Lê, tổ dân phố Chiềng Sại, thị trấn Mai Châu (Mai Châu) cho biết: Năm nào cũng vậy, Chi hội Phụ nữ tổ chức cho chị em đi chụp ảnh hoa ban. Hoa ban đẹp tinh khiết khó cưỡng. Chúng tôi tự hào là người Việt Nam mang tà áo dài và hoa ban trắng để quảng bá tới bạn bè trong nước và quốc tế.

Tháng ba mùa hoa ban, cả đất trời Tây Bắc bỗng sáng bừng, rạng rỡ. Muốn một lần ngắm hoa ban bung nở hãy đến với núi rừng Tây Bắc, cùng thưởng thức những hương vị thanh mát, ngọt ngào của những đóa hoa, tìm một dáng váy thướt tha gùi ban trên núi, để rồi lạc bước lãng du trong rừng hoa khoe sắc bạt ngàn.

Hoàng Anh
Thị trấn Mai Châu, huyện Mai Châu


Các tin khác


Đổi mới để Thảo Cầm Viên Sài Gòn trở thành điểm đến hấp dẫn hơn

Cùng với việc gìn giữ các giá trị truyền thống văn hóa, lịch sử, cần thiết có những đổi mới trong định hướng phát triển và tổ chức hoạt động để Thảo Cầm Viên Sài Gòn trở thành một điểm hấp dẫn hơn với người dân và du khách.

Đặc sắc Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình

Lễ hội Khai hạ là lễ hội dân gian truyền thống có từ lâu đời, quy mô lớn nhất của người Mường tỉnh Hòa Bình. Năm 2022, Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình được Bộ VH-TT&DL công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Năm 2023, 2024, lễ hội được tổ chức quy mô cấp tỉnh, quy tụ 4 vùng Mường lớn (Bi, Vang, Thàng, Động) tham gia, là dịp để các tinh hoa văn hóa dân tộc Mường hội tụ và tỏa sáng.

 500 đoàn viên Công đoàn huyện Tân Lạc hưởng ứng "Tuần lễ áo dài"

Ngày 5/3, Liên đoàn lao động huyện Tân Lạc phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ huyện tổ chức Chương trình đồng diễn dân vũ và diễu hành hưởng ứng "Tuần lễ áo dài” năm 2024 chào mừng kỷ niệm 114 năm ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3/1910 - /8/3/2024).

Thấy gì từ việc phim Nhà nước đặt hàng ra rạp?

Không được truyền thông bài bản, ra rạp "âm thầm” với 3 suất chiếu mỗi ngày vào đúng kỳ phim Tết, bộ phim do Nhà nước đặt hàng "Đào, phở và piano” bất ngờ trở thành hiện tượng của làng phim Việt. Sự thành công của bộ phim "để lộ" nhiều điểm yếu trong các khâu truyền thông, phát hành và cả cơ sở hạ tầng của các rạp, cụm rạp nhà nước nếu muốn tiếp tục đón những làn sóng "yêu phim Việt” từ khán giả.

Ra mắt mô hình “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc Mường” phường Dân Chủ

Ngày 2/3, Ban Chỉ đạo phong trào thi đua Dân vận khéo, UBND, Ủy ban MTTQ, Hội LHPN, Hội Nông dân, Hội CCB, Đoàn Thanh niên, Công đoàn phường Dân Chủ (TP Hòa Bình) tổ chức Lễ ra mắt mô hình "Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc Mường” và Ngày hội Văn hóa, thể thao các dân tộc phường Dân Chủ năm 2024.

Độc đáo lễ hội đu Mường Vôi

3 năm mới có 1 lần, lễ hội đu ở vùng Mường Vôi, thị trấn Vụ Bản (Lạc Sơn) có lẽ là lễ hội "độc nhất vô nhị". Trong 3 ngày, từ mùng 5 - 7 tháng Giêng năm Giáp Thìn, hàng nghìn người dân và du khách đã về đây vui hội và trải nghiệm nét văn hoá độc đáo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục