Ngày 2/3, Ban Chỉ đạo phong trào thi đua Dân vận khéo, UBND, Ủy ban MTTQ, Hội LHPN, Hội Nông dân, Hội CCB, Đoàn Thanh niên, Công đoàn phường Dân Chủ (TP Hòa Bình) tổ chức Lễ ra mắt mô hình "Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc Mường” và Ngày hội Văn hóa, thể thao các dân tộc phường Dân Chủ năm 2024.
Lãnh đạo phường Dân Chủ trao Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo mô hình "Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc Mường”.
Màn hòa tấu chiêng Mường của hơn 200 nghệ nhân.
Thời gian qua, hệ thống chính trị và nhân dân phường Dân Chủ tích cực tham gia bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc Mường về trang phục; chiêng Mường; mo Mường; các trò chơi dân gian; ngữ văn dân gian, tiếng nói, chữ viết; nghề thủ công truyền thống; ẩm thực... Mô hình "Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc Mường” trên địa bàn phường góp phần gìn giữ, bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa và truyền thống tốt đẹp của người Mường. Đồng thời quảng bá, giới thiệu về vùng đất, con người phường Dân Chủ, từng bước xây dựng sản phẩm du lịch độc đáo để thu hút khách du lịch.
Tại buổi lễ, lãnh đạo phường đã trao Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo mô hình và Quyết định thành lập Câu lạc bộ "Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc Mường” tại các tổ dân phố.
Ngày hội Văn hóa, thể thao các dân tộc phường Dân Chủ năm 2024 diễn ra với nhiều hoạt động đặc sắc, hấp dẫn như: trình diễn trang phục dân tộc Mường; màn hòa tấu chiêng Mường của hơn 200 nghệ nhân; đồng diễn nhảy dân vũ; trưng bày các gian hàng truyền thống; giao lưu một số trò chơi dân gian (ném còn, đẩy gậy, đi cà kheo); giao hữu bóng chuyền giữa đội bóng chuyền phường Dân Chủ và đội bóng chuyền Bộ CHQS tỉnh.
L.N
Hòa chung không khí khai hội của các Mường trong tỉnh, trong 2 ngày 15 - 16/2 (tức mùng 6 - 7 tháng Giêng), người dân Mường Thàng - Cao Phong và du khách thập phương hân hoan dự lễ khai mùa Mường Thàng. Lễ hội được tổ chức quy mô cấp huyện, trên cơ sở tái hiện lễ xuống đồng của dân tộc Mường vùng Mường Thàng. Lễ hội mang đậm tín ngưỡng dân gian với nhiều lễ nghi truyền thống và phần hội vui tươi, đặc sắc.
Chúng tôi cùng các văn nghệ sỹ tỉnh Hòa Bình tham dự Ngày thơ Việt Nam lần thứ 22 do Hội Văn học, nghệ thuật tỉnh phối hợp Trường THPT Ngô Quyền (TP Hòa Bình) tổ chức. Dẫu được tổ chức trước Tết Nguyên Tiêu - Ngày Thơ Việt Nam 3 ngày (ngày 21/2/2024, tức ngày 12 tháng Giêng) và là ban ngày, không phải đêm thơ như thường lệ nhưng ngày thơ vẫn tròn đầy cảm xúc và ý nghĩa.
Ngày 26/2, UBND huyện Lạc Thủy tổ chức Lễ đón nhận bằng xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh và khai hội đình Láo, xã Hưng Thi.
Ngày 26/2, Ban tổ chức Lễ hội mùa Xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024 đã tổ chức Lễ tế trời đất trên đỉnh núi Ngũ Nhạc. Đây là nghi lễ cổ truyền đặc sắc riêng có, đặc trưng của Lễ hội mùa Xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc với ý nghĩa cầu mong quốc thái dân an, nhân khang vật thịnh.
Âm thanh khèn bè réo rắt, điệu khắp Thái ngân vang cùng tiếng chiêng, tiếng trống dồn dập thay lời mời gọi người dân và du khách đến với lễ hội Xên Mườngcủa đồng bào dân tộc Thái huyện Mai Châu. Năm Giáp Thìn – 2024, lễ hội Xên Mường được tổ chức quy mô cấp huyện. Đặc sắc hơn bởi trong không gian của lễ hội đã diễn ra sự kiện đón bằng chứng nhận Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia tập quán xã hội và tín ngưỡng Keng loóng.
Ngày 24/2, UBND xã Hợp Tiến (Kim Bôi) tổ chức lễ hội chùa Sim. Đây là lễ hội được tổ chức hàng năm vào ngày 15 tháng Giêng, đáp ứng nguyện vọng của người dân địa phương với truyền thống "uống nước nhớ nguồn”, tri ân các bậc thần nhân có công che chở giúp mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, mọi người bình an, khỏe mạnh.