Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.


Đội văn nghệ bản Lác, xã Chiềng Châu thường xuyên luyện tập, góp phần giữ gìn văn hóa truyền thống và biểu diễn phục vụ khách du lịch đến với Mai Châu.

Người Thái có câu "Không xoè cây ngô không ra bắp, không xoè cây lúa không trổ bông, không xoè trai gái không thành đôi”. Vì vậy, đối với người dân tộc Thái, điệu xoè là món ăn tinh thần không thể thiếu, giúp mọi người quên đi những mệt mỏi sau một ngày làm việc, lao động vất vả và gắn kết cùng nhau. Người Thái còn quan niệm rằng, múa xòe thì phải vui, càng đông càng vui, càng vui thì cây cối càng đơm hoa kết trái, mùa màng bội thu. Múa xoè không phân biệt tuổi tác, gái trai, độ tuổi hay tôn giáo, có thể múa tay không hoặc bằng khăn, bằng quạt… Động tác múa cũng không quá khó, bất kỳ ai cũng có thể múa xoè. Đây cũng là điệu múa thể hiện sự đoàn kết và bình đẳng, vì vậy điệu xòe có sức sống bền vững, được cộng đồng truyền từ đời này sang đời khác.

Ngoài ý nghĩa về văn hóa, điệu xòe Thái Mai Châu còn thu hút du khách trong và ngoài nước thưởng thức bởi sự đẹp mắt, trang phục rực rỡ. Những động tác múa mềm mại, uyển chuyển hòa với âm nhạc, cộng thêm nét duyên dáng trong trang phục của phụ nữ Thái tạo nên không gian nghệ thuật đặc sắc, mang đậm bản sắc văn hóa và đầy sức lôi cuốn. Hiện nay, ở các bản du lịch cộng đồng của Mai Châu như bản Lác (xã Chiềng Châu), Pom Coọng (thị trấn Mai Châu) luôn duy trì trên dưới 10 đội xòe. Các đội xòe hoạt động đáp ứng đời sống văn hóa tinh thần của người dân địa phương, được cùng nhau ca hát, gắn kết cộng đồng. Bên cạnh đó, nét đẹp văn hóa này cũng được đồng bào dân tộc Thái vận dụng để phát triển du lịch, tạo nên nét đặc sắc khó có thể trộn lẫn của du lịch Mai Châu. Nhờ thu hút được đông đảo du khách đã tạo ra nguồn thu nhập cho cộng đồng, từ đó góp phần vào sự phát triển văn hóa, du lịch và phát triển kinh tế của địa phương.

Điệu xòe Thái thường được biểu diễn trong các lễ hội lớn như Xên bản, xên mường và trong dịp Tết. Biểu diễn xòe không chỉ là của những người lớn tuổi mà còn là cơ hội để trẻ em và thanh thiếu niên học hỏi, kết nối với truyền thống, cộng đồng dân tộc Thái giao lưu, tương tác với nhau, tạo ra không khí vui vẻ, đoàn kết.

Chị Hà Thị Minh Tâm ở xã Chiềng Châu chia sẻ: Từ khi còn nhỏ tôi đã được các bà, các mẹ truyền dạy về ý nghĩa, nét đặc trưng của điệu xòe dân tộc mình. Ngày nay, múa xoè của người Thái Mai Châu cũng được biết đến rộng rãi hơn qua các trang mạng xã hội, những lễ hội lớn hoặc ca múa nhạc dân tộc đều có múa xoè giúp cho du khách trong và ngoài nước biết đến và trải nghiệm. Hơn thế nữa, điệu xòe còn giúp lớp trẻ ở Mai Châu giữ gìn và phát huy nét văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc.

Đồng chí Ngần Văn Tuấn, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Mai Châu cho biết: Huyện có khoảng 60% dân số là người dân tộc Thái. Để bảo tồn và phát triển điệu xòe Thái tại Mai Châu cần có các hoạt động gắn với phát triển du lịch, từ đó giúp tăng cường sự tham gia của cộng đồng, đây là yếu tố quan trọng để các giá trị của xòe Thái được bảo tồn và phát huy đầy đủ nhất. Đặc biệt là việc tổ chức các lớp học để truyền dạy và huấn luyện cho thế hệ trẻ về điệu xòe Thái, từ đó giữ gìn và phát triển văn hóa truyền thống. Ngoài ra cũng cần có sự quan tâm, vào cuộc của các cấp chính quyền. Hiện nay, nghệ thuật xòe đã trở thành sản phẩm du lịch ở các bản làng của người Thái Mai Châu, góp phần không nhỏ trong phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

Hoàng Dương


Các tin khác


Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024

Ngày 17/4, tại Nhà Văn hoá huyện Lạc Sơn, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lạc Sơn tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024.

Ấn tượng mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường

Năm học 2023 - 2024, Trường mầm non Bắc Sơn, xã Hùng Sơn, huyện Kim Bôi có 247 trẻ, chia thành 11 nhóm, lớp. Nhà trường có 36 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; 96,4% trẻ là người dân tộc Mường và dân tộc Dao. Bên cạnh thực hiện tốt công tác chăm sóc, giáo dục trẻ theo đúng quy định, nhà trường còn tạo dấu ấn với mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa Mường.

Công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ đoạt giải thưởng Quy hoạch đô thị quốc gia

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), chiều 15/4, tại trung tâm thành phố Điện Biên Phủ, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cùng Sở Xây dựng Điện Biên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên tổ chức lễ gắn biển "GIẢI ĐẶC BIỆT" trong hệ thống Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ III (VUPA) năm 2022 cho công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ.

Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục