Xây dựng hồ sơ đưa phở vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đồng thời bảo tồn văn hóa ẩm thực gắn với phát triển du lịch địa phương... là nội dung chính được đưa ra tại Tọa đàm khoa học "Phở trong bối cảnh đương đại dưới góc nhìn từ di sản văn hóa" do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định tổ chức ngày 2/6.


Bát phở bò tái hấp dẫn thực khách. Ảnh: Tuấn Đức/TTXVN

Tại tọa đàm, các nhà nghiên cứu văn hóa, ẩm thực đã làm rõ nguồn gốc, yếu tố văn hóa, sự gắn kết cộng đồng thông qua ẩm thực và những vấn đề liên quan đến gìn giữ, phát triển nghề phở. Đây là những căn cứ quan trọng để lập hồ sơ đưa phở vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Trang, Cục Di sản Văn hóa (Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch), việc xây dựng hồ sơ đưa phở vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cần tuân thủ quy trình và quy định tại Luật Di sản văn hóa, mặt khác, cần nhận diện các yếu tố liên quan để quyết định tên gọi di sản, từ đó tập trung vào yếu tố, loại hình tạo nên giá trị đặc trưng, tiêu biểu của di sản.

"Trước tiên cần nhận diện mối liên hệ để gắn kết những cá nhân và cộng đồng sáng tạo, sở hữu, thực hành và truyền dạy toàn bộ quy trình liên quan tới chế  phở, từ chất liệu, nguyên vật liệu, kỹ thuật, mỹ thuật, bí quyết, người nấu, người thưởng thức cùng toàn bộ không gian văn hóa và môi trường xã hội liên quan đến phở. Làm rõ những điều này sẽ mang đến cơ sở khoa học và yếu tố văn hóa thuyết phục. Đặc biệt, phải khẳng định phở gắn liền với đời sống của cộng đồng người Việt, trở thành văn hóa, tinh hoa ẩm thực”, Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Trang nhấn mạnh.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đặng Văn Bài, Phó Chủ tịch Hội đồng Di sản Văn hóa quốc gia cho rằng, để đưa phở vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, chính quyền, cơ quan chuyên môn, nhất là những chủ thể đang bảo tồn, phát triển nghề làm phở Nam Định cần đưa ra được nét độc đáo thể hiện trong tất cả các khâu từ chuẩn bị, lựa chọn nguyên liệu, thực phẩm, phương thức làm ra sợi phở tươi đặc trưng; công đoạn chế biến, hoàn thiện một bát phở ngon, chất lượng, dinh dưỡng. Trong đó, cần chỉ rõ hương vị đặc trưng, điểm nhấn của phở Nam Định khác biệt so với các tỉnh, thành phố khác nằm ở khâu chế biến nước dùng. Bởi đây là yếu tố quyết định để hãng truyền thông CNN của Mỹ đã lựa chọn và vinh danh Phở Việt là một trong 20 món ẩm thực có nước dùng ngon nhất thế giới năm 2024...

Tiến sĩ Đặng Văn Bài cho hay, cơ quan có thẩm quyền về văn hóa các cấp có trách nhiệm phối hợp, hướng dẫn cộng đồng chủ thể triển khai hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị của văn hóa ẩm thực nói chung, phở Nam Định nói riêng. Trong đó, thiết thực nhất là các địa phương xây dựng trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt Đề án bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể phở Nam Định để cộng đồng chủ thể có định hướng, cơ sở triển khai hoạt động cụ thể.

Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định Đỗ Quang Trung cho biết, ý kiến của nhà nghiên cứu, chuyên gia, chính quyền địa phương, cộng đồng đã tiếp tục làm rõ giá trị, góp phần quảng bá phở Nam Định đến các tầng lớp nhân dân, du khách trong và ngoài nước. Đặc biệt là việc nhận diện phở trong bối cảnh đương đại dưới góc nhìn từ di sản văn hóa, từ đó bổ sung cơ sở khoa học để hoàn thiện các thành phần hồ sơ đưa phở vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.



Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Khu An Thịnh chung sức xây dựng đời sống văn hóa mới

Khu An Thịnh, thị trấn Mãn Đức (khu 7, thị trấn Mường Khến cũ), huyện Tân Lạc được thành lập năm 1989. Khu hiện có 150 hộ với trên 590 nhân khẩu. Nhờ thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền và cách làm thiết thực, phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu An Thịnh đã lan tỏa mạnh mẽ, rộng khắp và trở thành điểm sáng của thị trấn.

Tuần lễ Festival Nghệ thuật Quốc tế Huế 2024: “Khát vọng rạng rỡ ngàn sau”

Festival Huế 2024 chính là cơ hội để các di sản văn hóa Huế được tập trung quảng bá giá trị, tạo nên sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng và quốc tế mà hạt nhân là các di sản thế giới.

Văn hóa đồng bào Thái ở Điện Biên: Mạch nguồn chảy mãi

Đồng bào Thái là một trong ba dân tộc có dân số đông nhất trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Trải qua quá trình phát triển lâu dài trên mảnh đất Tây Bắc, đồng bào dân tộc Thái đã tạo dựng cho mình một nền văn hóa đặc sắc, riêng biệt.

Tác giả cuốn sách nước ngoài đầu tiên về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Hàn Quốc vừa chính thức ra mắt cuốn sách mang tên "Tổng Bí thư Việt Nam Nguyễn Phú Trọng” của tác giả Cho Chul-hyeon. Đây là cuốn sách đầu tiên xuất bản riêng về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hàn Quốc cũng trên thế giới, ngoài Việt Nam.

Nhiều sự kiện hấp dẫn tại Tuần lễ Vàng du lịch Lâm Đồng 2024

Tuần lễ Vàng Du lịch Lâm Đồng lần thứ 3 năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 31/5 đến ngày 6/6. Sự kiện nổi bật này của ngành du lịch Lâm Đồng trong năm 2024 bao gồm 7 chương trình chính và nhiều chương trình hưởng ứng, diễn ra trên địa bàn TP Đà Lạt, TP Bảo Lộc và một số huyện, hứa hẹn sẽ đem lại nhiều trải nghiệm thú vị cho người dân và du khách.

Trẻ em dân tộc Mông bước qua rào cản để học và nói tiếng Việt

Bằng cách biểu đạt cùng khả năng nói tiếng Việt khá lưu loát, bé Sùng Y Soan (5 tuổi) ở xóm Pà Háng đang theo học tại Trường mầm non Pà Cò, xã Pà Cò (Mai Châu) tự tin vào vai nữ hướng dẫn viên du lịch nhí giới thiệu cho đoàn khách về những sản phẩm văn hóa độc đáo gắn với phong tục, tập quán, truyền thống của dân tộc mình. Cô giáo Hà Thị Nhất, Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: Sự mạnh dạn, tự tin trong trong giao tiếp ngôn ngữ tiếng Việt và khả năng cá nhân của trẻ được bộc lộ là minh chứng cho thấy hiệu quả, tầm quan trọng của mô hình "Xây dựng môi trường tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc Mông gắn với văn hóa địa phương”. Được thực hiện trên địa bàn vùng đồng bào Mông sinh sống tập trung, ban đầu có nhiều khó khăn bởi việc giao tiếp trong cộng đồng nơi đây chủ yếu bằng tiếng Mông, người dân ít sử dụng, thậm chí không sử dụng tiếng Việt.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục