Cách Hà Nội chừng 100km, nép mình bên dãy núi Biều, bản Sưng, xã Cao Sơn (Đà Bắc) đã có lịch sử hơn 500 năm, nơi sinh sống của cộng đồng người dân tộc Dao Tiền. Qua sự giúp đỡ của tổ chức AOP tại Việt Nam, Công ty du lịch cộng đồng Đà Bắc triển khai mô hình du lịch cộng đồng tại bản. Bản của cộng đồng người Dao Tiền chính thức đón khách du lịch từ năm 2017.
Du khách tìm hiểu, trải nghiệm nghề vẽ sáp ong tại bản Sưng, xã Cao Sơn (Đà Bắc).
Hoạt động du lịch cộng đồng ở bản Sưng thu hút được nhiều du khách, nhất là khách nước ngoài nhờ vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ, văn hoá độc đáo. Bên cạnh một số sản phẩm du lịch, dịch vụ đặc trưng, như tham quan bản làng, khám phá hang Sưng, thu hái chè shan tuyết…, du lịch cộng đồng nơi đây đã đưa vào khai thác sản phẩm nghề truyền thống đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, trải nghiệm ngày càng đa dạng của du khách.
Anh Lý Văn Quý, tổ trưởng tổ dược liệu ở bản cho biết: Trước đây, các hộ dân dựa vào nguồn dược liệu phong phú có trong tự nhiên làm ra các bài thuốc chữa bệnh, chủ yếu chữa bệnh trong gia đình. Được Dự án phát triển du lịch cộng đồng bền vững do tổ chức phi chính phủ của Ốt-xtrây-li-a hỗ trợ, bản đã thành lập nhóm thuốc nam, được tập huấn, giúp đỡ đầu tư nhà xưởng, cung cấp thiết bị, mẫu mã, phát triển sản phẩm nhằm khai thác bền vững tài nguyên, tăng tính cạnh tranh cho các sản phẩm dược liệu bản địa. Hiện nay, tổ sản xuất đã đưa ra thị trường 4 sản phẩm: trà giảo cổ lam ngọt, lá tắm thảo dược, xịt muỗi thảo dược và cồn xoa bóp gừng đỏ.
Mặc dù nghề làm giấy dó đã mai một nhiều so với trước, chỉ còn 1 hộ duy trì với quy mô nhỏ lẻ, tự cung tự cấp trong gia đình nhưng bản có diện tích lớn nguyên liệu làm giấy dó. Đó là lý do Dự án phát triển du lịch cộng đồng bền vững lựa chọn hỗ trợ để cộng đồng người Dao Tiền bản Sưng bảo tồn nghề truyền thống. Hiện nay, bản đã thành lập tổ hợp tác sản xuất giấy dó và phát triển sản phẩm từ giấy dó. Bên cạnh đó, nghề nhuộm chàm, vẽ sáp ong, may thổ cẩm được khôi phục lại. Tổ thổ cẩm ra đời với 11 thành viên nữ tham gia. Chị em được tập huấn sử dụng máy khâu, nhuộm chàm Shibori - phương thức mới từ Nhật Bản và tiếp cận với cách thiết kế sản phẩm đa dạng, thời trang hơn, phục vụ nhu cầu khách du lịch.
Chị Lý Sao Mai, điều phối viên Công ty du lịch cộng đồng Đà Bắc tại bản Sưng cho biết: Các nghề truyền thống được giữ lại và phát huy góp phần tạo nên diện mạo mới mẻ, sản phẩm du lịch đa dạng, hấp dẫn hơn cho bản người Dao Tiền. Đồng thời, các nhóm nghề thu hút nhiều lao động, tăng thêm thu nhập cũng như ổn định sinh kế cho người dân địa phương. Hiện nay, trên 80% hộ dân trong bản tham gia vào các dịch vụ lưu trú, ăn uống, hướng dẫn viên, văn nghệ, thổ cẩm, dược liệu, làm giấy dó… Các tổ, nhóm nghề truyền thống thường xuyên đón khách đến tham quan, trải nghiệm thực tế, nhất là nhóm giấy dó và thổ cẩm.
Chị Nguyễn Hải Yến, du khách Hà Nội chia sẻ: Khi đến đây, tôi rất ấn tượng về một bản làng dân tộc ven hồ Hoà Bình có cuộc sống nguyên sơ cùng những cánh rừng xanh thẳm, bầu không khí trong lành. 2 ngày lưu lại bản du lịch cộng đồng, tôi đã có nhiều trải nghiệm đáng nhớ cũng như hiểu thêm về nghề truyền thống, một trong những nét văn hóa độc đáo của bản người Dao. Tôi đã dùng thử và mua khá nhiều sản phẩm thuốc nam, như cồn xoa bóp, thuốc xịt muỗi để làm quà biếu vì thấy rất an toàn, tiện ích và hiệu nghiệm. Nhiều sản phẩm thổ cẩm túi xách, ví, khăn trải bàn, tranh treo tường cũng khá đẹp, giá cả vừa phải phù hợp để khách mua làm quà.
Bùi Minh
Chiều 15/7, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội nghị nghiên cứu, quán triệt nội dung cuốn sách "Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Ngày 15/7, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch khai mạc vòng chấm sơ khảo Giải báo chí toàn quốc "Vì sự nghiệp phát triển văn hóa, thể thao và du lịch” lần thứ hai.
Cuộc thi ảnh là một trong các hoạt động thực hiện dự án "Cải thiện chất lượng cuộc sống cộng đồng các dân tộc thiểu số tại hai huyện Đà Bắc và Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình” do Hội LHPN tỉnh và tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam phối hợp thực hiện. Cuộc thi được tổ chức thành công, để lại hiệu ứng tích cực, góc nhìn, cách thể hiện và tôn vinh giá trị, đóng góp của phụ nữ Hòa Bình trong lao động sản xuất, phát triển kinh tế; thu hút sự quan tâm, hưởng ứng của đông đảo cán bộ, hội viên phụ nữ (HVPN) và nhân dân, tạo sự lan tỏa với thông điệp "Giảm định kiến giới - nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ" trong gia đình và xã hội.
Tối 13/7, tại Nhà hát Lam Sơn, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa diễn ra lễ bế mạc Liên hoan Phát thanh toàn quốc lần thứ XVI - năm 2024. Liên hoan là hoạt động nghiệp vụ của ngành phát thanh Việt Nam được tổ chức định kỳ 2 năm một lần.
Kế thừa và phát huy những tinh túy của nghề dệt thổ cẩm truyền thống, kết hợp sự sáng tạo từ đôi bàn tay khéo léo của phụ nữ dân tộc Thái, phụ nữ xã Tòng Đậu (Mai Châu) đã cùng nhau góp sức xây dựng cơ sở chuyên sản xuất hàng dệt, may, thêu thổ cẩm để giúp nâng cao thu nhập, đặc biệt là gìn giữ nét đẹp bản sắc văn hóa, nghề truyền thống của dân tộc.
Trải qua 3 mùa giải - Giải Báo chí tỉnh Hòa Bình mùa 4 (năm 2023) đã thực sự được nâng tầm, tạo sự lan tỏa nhất định. Các tác phẩm báo chí tham dự giải được đầu tư kỹ lưỡng hơn, phản ánh nhiều đề tài, nhiều góc cạnh hơn và bám sát các sự kiện để đưa thông tin đến công chúng, bạn đọc, khán, thính giả một cách hiệu quả nhất.