Trong những năm qua, huyện Cao Phong chú trọng xây dựng và phát triển văn hóa không chỉ trong đời sống mà còn trong chính trị và kinh tế. Đây là 1 trong 6 nhiệm vụ quan trọng Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Cao Phong lần thứ XVII và XVIII đề ra, nhằm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.


Nhân dân thị trấn Cao Phong (Cao Phong) sôi nổi tham gia phong trào văn hoá, văn nghệ, góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Xây dựng văn hóa gắn với phát triển bền vững

Đồng chí Nguyễn Việt Phương, Phó Chủ tịch UBND huyện Cao Phong nhấn mạnh: "Nhận thức được vai trò then chốt của văn hóa đối với sự phát triển KT-XH và củng cố hệ thống chính trị, các cấp ủy, chính quyền huyện đã đưa nhiệm vụ xây dựng môi trường văn hóa trở thành một tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị”. Sự phát triển văn hóa không chỉ nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, mà còn là tiền đề quan trọng để hoàn thành các mục tiêu phát triển bền vững đã được đề ra trong các nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ huyện.

Huyện chú trọng giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức; phát huy vai trò người đứng đầu, gương mẫu trong thực hiện các chuẩn mực ứng xử và đạo đức nghề nghiệp. Đồng chí  Bùi Đăng Nhị, Bí thư Đảng ủy xã Thạch Yên chia sẻ: "Xã đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách    Hồ Chí Minh, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm nhằm nâng cao đạo đức cách mạng trong cán bộ, đảng viên. Những phẩm chất "Cần - kiệm - liêm - chính - chí công - vô tư" đã được học tập và thực hiện, tạo ra nhiều mô hình, phong trào hiệu quả”. Xã có trên 90% hộ đạt danh hiệu "Gia đình văn hóa”, 11/12 xóm đạt chuẩn văn hóa.

Đồng chí Đinh Bá Cầm, Giám đốc Trung tâm VH-TT&TT huyện cho biết: Công tác quản lý nhà nước về văn hóa tại huyện Cao Phong được thực hiện chặt chẽ và hiệu quả. Huyện đã tạo điều kiện thuận lợi để các văn nghệ sĩ phát huy khả năng sáng tạo, tự do sáng tác trong khuôn khổ định hướng của Đảng. Đời sống văn hóa, nghệ thuật phát triển mạnh mẽ, bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát huy, góp phần ngăn chặn các luồng văn hóa độc hại xâm nhập vào đời sống nhân dân. Hiện, toàn huyện có 88 đội văn nghệ/88 xóm, khu dân cư; 4 câu lạc bộ hát thường đang, bộ mẹng; 100% xóm, khu dân cư có nhà văn hóa; lưu giữ trên 1.600 chiếc chiêng...

Động lực phát triển kinh tế - xã hội địa phương

Huyện Cao Phong chú trọng công tác bảo tồn di sản văn hóa, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc bằng nhiều hình thức, như thông qua lễ hội truyền thống và các khu di tích lịch sử - văn hóa. Một số lễ hội quan trọng được tổ chức định kỳ như: lễ khai xuân tại chùa Khánh (xã Thạch Yên), chùa Quèn Ang (xã Hợp Phong), đền Bờ (xã Thung Nai), lễ khai mùa Mường Thàng (xã Dũng Phong). 

Trong năm 2023, huyện Cao Phong phối hợp Bảo tàng tỉnh và các đơn vị liên quan tổ chức thành công chương trình trưng bày hiện vật lịch sử với chủ đề "Lịch sử Hòa Bình từ năm 1886 - 1975”, thu hút khoảng 5.000 lượt khách tham quan trong 7 ngày. Ngoài ra, huyện triển khai kế hoạch bảo tồn và phát huy di sản văn hóa mo Mường qua các hoạt động tập huấn, hội thảo và lễ hội văn hóa. Thông qua các hoạt động, lễ hội được tổ chức không chỉ là dịp để người dân thể hiện niềm tự hào dân tộc, mà còn thu hút hàng nghìn du khách đến tham quan, góp phần phát triển du lịch và kinh tế địa phương, tạo động lực phát triển KT-XH.

Đồng chí Nguyễn Việt Phương, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết thêm: Các lễ hội và hoạt động văn hóa được tổ chức hàng năm đã thu hút lượng lớn du khách, tạo nguồn thu nhập đáng kể cho người dân địa phương. Các lễ hội truyền thống không chỉ là dịp để quảng bá văn hóa dân tộc, mà còn là điểm nhấn giúp phát triển kinh tế du lịch, đồng thời giáo dục, động viên nhân dân giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa, từ đó nâng cao tinh thần đoàn kết cộng đồng, xây dựng xã hội văn minh và phát triển bền vững. 

Trong thời gian tới, huyện Cao Phong tiếp tục đẩy mạnh công tác xây dựng văn hóa gắn liền với các nhiệm vụ phát triển KT-XH, qua đó không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân.


Hồng Duyên

Các tin khác


Khi múa đương đại tìm đến yếu tố dân tộc

Trong bối cảnh hội nhập và giao lưu văn hóa diễn ra mạnh mẽ, cũng như nhiều lĩnh vực khác, nghệ thuật múa Việt Nam cần tiếp thu hơi thở, nhịp điệu mới để phù hợp cuộc sống đương đại. Nhưng, hòa nhập đòi hỏi không được hòa tan là vấn đề cấp thiết và "chìa khóa” để giải mã vấn đề này không gì khác chính là tìm về yếu tố văn hóa, bản sắc truyền thống của cha ông. Đó là lý do nhiều tác phẩm múa đương đại Việt Nam đang lựa chọn hướng đi tích hợp giữa tính dân tộc và hiện đại.

Thơ ca trong thời đại công nghệ số và phương thức đưa sáng tác đến công chúng

Ngày 25/10, tọa đàm "Thơ ca trong thời đại công nghệ số và phương thức đưa sáng tác đến công chúng” đã diễn ra tại Hà Nội.

Huyện Lạc Sơn có 11/23 xã đạt tiêu chí cơ sở vật chất văn hoá

Trong những năm qua, thực hiện tiêu chí số 6 trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, cơ sở vật chất văn hóa trên địa bàn huyện Lạc Sơn từng bước được đầu tư khang trang, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sáng tạo, vui chơi giải trí, nâng cao sức khỏe cho nhân dân.

Cô gái Hoà Bình lọt vào vòng Chung kết Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024

Sau vòng sơ khảo đợt 2, Ban tổ chức Cuộc thi Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024 đã tìm ra 60 cô gái từ các tỉnh, thành phố trong cả nước lọt vào vòng chung kết. Thí sinh Bùi Thị Anh Đào (số 028), sinh năm 2000, đến từ Hoà Bình đã xuất sắc lọt vào vòng chung kết.

Huyện Mai Châu bảo tồn và phát triển các làng bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Là huyện vùng cao của tỉnh, Mai Châu có 7 dân tộc sinh sống lâu đời, trong đó dân tộc thiểu số chiếm trên 80%. Những năm qua, công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc gắn với phát triển du lịch cộng đồng (DLCĐ) trên địa bàn huyện đã được gìn giữ, khai thác hiệu quả.

Thăm Bảo tàng Tuyên Quang

Trong hành trình về xứ Tuyên - "Thủ đô kháng chiến” của quân và dân Việt Nam trong cuộc trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, chúng tôi có dịp ghé thăm, khám phá "mái nhà chung của cộng đồng các dân tộc tỉnh Tuyên Quang”- Bảo tàng Tuyên Quang. Hấp dẫn, ấn tượng là cảm nhận chung của các thành viên trong đoàn khi kết thúc hành trình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục