Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy vừa ban hành Kết luận số 1062-KL/TU về sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 11/10/2021 của BTV Tỉnh ủy về bảo tồn và phát huy (BT&PH) giá trị di sản văn hóa các dân tộc tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 (NQ 04).


Sau 3 năm triển khai thực hiện NQ 04, nhận thức của các cấp ủy, chính quyền và hệ thống chính trị về vị trí, vai trò của công tác BT&PH giá trị di sản văn hóa các dân tộc trên địa bàn tỉnh đã có sự chuyển biến tích cực. Việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ BT&PH giá trị di sản văn hóa truyền thống các dân tộc trên địa bàn tỉnh được triển khai sâu rộng, đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân. Công tác bảo tồn, giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc đã có nhiều đổi mới. Đến hết tháng 9/2024, trong 10 chỉ tiêu của NQ 04, có 3 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra.

Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số hạn chế, yếu kém. Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ NQ 04, trong thời gian tới, BTV Tỉnh ủy yêu cầu cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội từ tỉnh đến cơ sở tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ, giải pháp: Nâng cao vai trò lãnh đạo của các cấp ủy, chính quyền về công tác giữ gìn, BT&PH giá trị di sản văn hóa. Lãnh đạo, chỉ đạo rà soát tiến độ thực hiện các mục tiêu theo NQ 04 để tổ chức thực hiện hiệu quả công tác BT&PH giá trị di sản văn hóa các dân tộc trên địa bàn tỉnh giai đoạn tới theo đúng Quy hoạch tỉnh Hòa Bình thời kỳ 2021 - 2030 tầm nhìn đến năm 2050, đảm bảo hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra.

Các cấp, các ngành tiếp tục thực hiện các mục tiêu cụ thể để BT&PH giá trị di sản văn hoá các dân tộc trên địa bàn theo kế hoạch đã đề ra gắn với xây dựng mô hình các câu lạc bộ bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá ở cơ sở. Thực hiện tốt công tác quy hoạch, quản lý di tích, phân công trách nhiệm quản lý, bảo vệ cụ thể đến cấp xã nơi có di sản. Củng cố, kiện toàn bộ máy làm công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực di  sản văn hóa. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo và    quản lý nhà nước; triển khai công tác chuyên môn nghiệp vụ, tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về văn hóa dân tộc Mường Hòa Bình và nền "Văn hóa Hòa Bình”.

Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao vai trò hoạt động của MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội trong công tác BT&PH giá trị di sản văn hoá của các dân tộc. Bố trí kinh phí để thực hiện BT&PH giá trị di sản văn hoá trên địa bàn tỉnh, đồng thời xây dựng chính sách và cơ chế tài chính đặc thù để huy động các nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại phục vụ phát triển công nghiệp văn hóa, xây dựng sản phẩm văn hóa chất lượng cao…

BTV Tỉnh uỷ đã giao nhiệm vụ cụ thể cho các cấp, ngành liên quan lãnh đạo, chỉ đạo tiếp tục quán triệt, triển khai tổ chức thực hiện NQ 04.


H.L (TH)

Các tin khác


Liên hoan phim tài liệu về phát triển bền vững: ''Lên tiếng cho mai sau''

"Lên tiếng cho mai sau” là chủ đề của Liên hoan phim tài liệu về phát triển bền vững diễn ra từ ngày 30/10 đến 3/11 tại Trung tâm Chiếu phim Quốc gia 87 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội.

Lưu giữ làn điệu Then trên quê hương cách mạng

"Then là nguồn cội văn hóa, tài sản vô giá, linh hồn của người Tày. Là người trẻ sinh ra trong nếp nhà sàn của người Tày và lớn lên cùng những câu hát "Ới la” mình càng phải tìm hiểu, lưu giữ hồn cốt của dân tộc". Đó là những tâm sự, trải lòng của các thành viên Câu lạc bộ hát Then, đàn Tính xã Tân Trào (huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) trong hành trình lưu giữ làn điệu Then.

Festival Hoa Đà Lạt sẽ diễn ra trong 1 tháng, hướng tới quy mô quốc gia và quốc tế

Chiều 29/10, Ban Tổ chức Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X - năm 2024 công bố chương trình lễ hội này.

Văn hóa - động lực phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Cao Phong

Trong những năm qua, huyện Cao Phong chú trọng xây dựng và phát triển văn hóa không chỉ trong đời sống mà còn trong chính trị và kinh tế. Đây là 1 trong 6 nhiệm vụ quan trọng Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Cao Phong lần thứ XVII và XVIII đề ra, nhằm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

Gìn giữ văn hóa dệt thổ cẩm của đồng bào Bahnar

Đối với người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên nói chung và đồng bào dân tộc Bahnar nói riêng, nghề dệt thổ cẩm truyền thống được xem như "linh hồn” của cả cộng đồng vì mang đậm những nét văn hóa rất riêng. Trước thực trạng thế hệ trẻ ngày càng xa rời những giá trị truyền thống, những nghệ nhân Bahnar lớn tuổi đang nỗ lực truyền đạt nghề dệt thổ cẩm nhằm bảo tồn, phát triển nét văn hóa đặc sắc này.

Huyện Lạc Sơn: 168 học viên tập huấn triển khai công tác kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể

Ngày 28/10, Bảo tàng tỉnh tổ chức hội nghị tập huấn triển khai công tác kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn huyện Lạc Sơn. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Dự án "Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 của Chính phủ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục