Đoàn rước chuẩn bị bắt đầu nghi lễ rước ấn.

Đoàn rước chuẩn bị bắt đầu nghi lễ rước ấn.

Hàng vạn người đã đổ về Đền Trần, TP Nam Định, để dự lễ Khai Ấn, diễn ra vào đêm hôm qua, ráng sáng hôm nay 28/2. Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn và Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân đã về dự lễ, trực tiếp đóng ấn.

Khai ấn là nghi thức nhắc nhở kết thúc nghỉ Tết, mở màn cho một năm làm việc mới của bộ máy chính quyền thời Trần. Các vua thời Trần mở lễ khai ấn đầu năm để thưởng công, phong tước…

Hàng năm, du khách từ khắp mọi tỉnh thành đổ về Đền Trần mong xin được “ấn tín Vua ban” để cầu cho một năm an lành, may mắn, hạnh phúc. Nhiều người quan niệm có được “ấn tin Vua ban” sẽ thuận đường công danh, sự nghiệp trong cả năm.

Một số hình ảnh PVghi lại trong lễ Khai Ấn đêm hôm qua, rạng sáng ngày hôm nay 28/2.

Chiều tối hôm qua, 27/2, những chuyến xe khách liên tỉnh về thành phố Nam Định trật cứng người đi lễ.

Người đi lễ ở đền Cố Trạch chăm chú theo dõi nghi thức rước ấn. Các chiến sĩ CSCĐ tập trung làm nhiệm vụ.

Đúng 22 giờ, lễ khai ấn bắt đầu với nghi thức rước ấn từ đền Cố Trạch về đền Thiên Trường.

Đúng 23 giờ (giờ Tý), 14 cụ cao niên tiến hành tế lễ khai ấn trong cung Thiên Trường.

Đông nghẹt người chăn chú theo dõi lễ tế khai ấn.

Người đi lễ cầu may mắn.

Chen lấn khổ sở để được vào xin ấn. Lực lượng an ninh phải làm việc rất vất vả.

Những người may mắn có được ấn tín đầu tiên.

Vui như… tết khi cầm ấn tín trong tay.

Đền Trần trong đêm lễ.

                                                         Theo Dantri

Các tin khác

Nhiều thanh niên nam nữ đã
tự tin góp mặt trong những dịp
hội hè của cộng đồng như một
sự tiếp nối tiềm tàng
và đáng trân trọng.
Không có hình ảnh
Tác giả Chu Thơm.
Du khách đi Lễ chọn mua hàng mã tại Đền Bờ (Thung Nai - Cao Phong)

Loa thùng đang giết chết Hội Lim

“Canh hát” lớn nhất của di sản văn hóa phi vật thể thế giới sẽ được khai mạc chính thức vào ngày 13 tháng Giêng. Thế nhưng, ít ai biết, nó còn được lưu giữ bởi những… nông dân của các làng quan họ cổ.

Khán giả trẻ “khát” nhóm nhạc thần tượng?

Khi nhắc tới lĩnh vực nhạc trẻ Việt Nam bây giờ, người lớn tuổi thường phàn nàn vấn đề giới trẻ chỉ hâm mộ "sao ngoại" mà làm ngơ với những sản phẩm tinh thần của "sao nội". Họ lùng sục khắp nơi để tìm cho ra đĩa nhạc của những thần tượng nước ngoài với cái giá không dễ chịu chút nào, trong khi sản phẩm của các ca sĩ trong nước thì vẫn tiếp tục tình trạng "ế ẩm". Điều gì có thể lý giải cho nghịch lý này?

Người "nuôi rồng" cho đại lễ 1000 năm Thăng Long

Trong những năm qua ông là người duy nhất bảo tồn, phát huy nghề làm rồng vải của quê hương để tạo ra những con rồng được coi như là "hiếm" của Việt Nam để biểu diễn trong các lễ hội và được bạn bè thế giới biết đến. Ông là Lê Ngọc Nguyện, ở làng Đa Sỹ, Hà Đông (Hà Nội), người mà hiện nay người dân nơi đây đã đặt thêm cho ông cái tên mới "Người nuôi rồng cho đại lễ 1000 năm Thăng Long".

Quế Trân - Cô đào cải lương xinh đẹp và đa tài

Với thế hệ diễn viên cải lương miền Nam hiện tại, Quế Trân là gương mặt trẻ đầy triển vọng, đáp ứng một cách đầy đủ những yêu cầu về thanh sắc của nghệ thuật kịch hát và sự đam mê hiếm có với nghề. Cũng ít người có được điều kiện thuận lợi để phát triển tài năng như Quế Trân khi được nuôi dưỡng bằng tiếng đàn, giọng ca của các bậc cha chú, được dõi theo từng bước để phát hiện và phát triển năng khiếu bẩm sinh.

Lễ hội đu Mường Vôi

(HBĐT) - Như thường lệ, cứ 2 năm một lần, vào ngày 21/02, tức ngay mùng 7 khai hạ tính theo lịch Mường và là ngày mùng 8 tháng Giêng âm lịch, bà con nhân dân khắp các nơi xa gần lại tụ tập về tham dự lễ hội đu Mường Vôi thuộc xã Liên Vũ (Lạc Sơn).

Bảo tồn di sản quan họ - Phát huy vai trò chủ thể của người dân

Dân ca quan họ Bắc Ninh là vốn văn hóa truyền thống quý giá của dân tộc. Quan họ đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của thế giới vào ngày 30-9-2009. Vấn đề đặt ra là chúng ta sẽ gìn giữ, phát huy loại hình văn hóa này như thế nào trong thời kinh tế thị trường hôm nay...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục