Lần đầu tiên ở Tây Nguyên có một lễ hội văn hoá dân gian Việt Bắc, do huyện Krông Năng (Đắc Lắc) tổ chức vào ngày rằm tháng giêng năm Canh Dần (28.2). Có thể nói: Đây là một cách làm mới mẻ, đặc sắc, mang lại nhiều ý nghĩa trong đời sống cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên.
Là một huyện có tới 22.000 dân là đồng bào các dân tộc miền núi phía bắc di cư vào làm ăn sinh sống từ năm 1976 đến nay, gồm 5 dân tộc (Tày, Nùng, Dao, Thái, Mông), nên có thể nói, Krông Năng là một Việt Bắc thu nhỏ giữa lòng Tây Nguyên. Vào Tây Nguyên làm ăn sinh sống, nhưng đồng bào vẫn luôn luôn hướng về quê cũ, vẫn giữ gìn bản sắc sinh hoạt văn hoá độc đáo của mình trong cuộc sống hàng ngày.
Và vì thế, việc huyện Krông Năng tổ chức Lễ hội văn hoá dân gian Việt Bắc không chỉ giúp đồng bào bảo tồn và phát huy truyền thống văn hoá độc đáo của mình, mà còn là cách để giới thiệu tới toàn thể cộng đồng các dân tộc khác đang chung sống trên địa bàn một "mâm cỗ" tinh thần quý giá của đồng bào Việt Bắc - quê hương cách mạng VN, làm phong phú thêm cho ngày xuân bản địa, để các dân tộc có dịp thưởng thức, giao lưu, từ đó hiểu nhau hơn, đoàn kết hơn trong cuộc sống...
Có thể nói, ban tổ chức đã thực sự thành công khi thu hút được gần 1 vạn dân trong khu vực đến dự, tạo được một không khí lễ hội thực sự, bởi nhiều nét sinh hoạt hay tiết mục đặc sắc mà người Tây Nguyên chưa hề được chứng kiến như cách chưng cất rượu ngô men lá, cách quay heo ủ lá móc mật, cách gói bánh chưng, cách làm bánh giầy, bánh khảo, bánh gù, cách làm cơm lam, gà nướng, được xem múa xoè Thái, nghe hát then, hát lượn của đồng bào Tày, xem múa lân của người Nùng, xem trai gái tung còn, xem những người đàn ông mặc áo chàm, ngồi quây quần, uống rượu bằng thìa và nghêu ngao hát khi men đã ngấm...
Lễ hội còn tạo được điểm nhấn mạnh bởi các tiết mục biểu diễn đặc sắc của NSƯT Dương Liễu và Đoàn nghệ thuật Cao Bằng với chủ đề "Hẹn gặp lại mùa xuân"...
Già Y Săm - người Ê Đê - ở buôn Wiao, xã Ea Tam - nói với chúng tôi: "Mình thấy được nhiều điều hay quá. Năm nào huyện cũng làm được thế này thì vui quá". Còn anh Y Tung - từ xã Ea Hồ cách 19km vào xem hội - thì nói: "Xem cái gì mình cũng thích, thích nhất là xem con gái Thái múa, đứa nào cũng đẹp, ưng bụng quá...".
Ông Huỳnh Tấn Kỳ - Chủ tịch huyện - cho biết: Qua tổ chức lễ hội, chúng tôi thấy rất hợp lòng dân, huyện sẽ rút kinh nghiệm và tổ chức thành lễ hội truyền thống "Việt Bắc giữa lòng Tây Nguyên" hàng năm.
Theo Báo Laodong
Tại Hội diễn sân khấu kịch nói chuyên nghiệp năm 2009, vở Mỹ nhân và anh hùng (tên của kịch bản văn học là Giai nhân và Anh hùng) của tác giả Chu Thơm là một trong ba vở giành huy chương vàng. Cái tựa đề này đã gợi sự phỏng đoán nơi người xem về chuyện tình cảm giữa anh hùng và thuyền quyên của các nhân vật lịch sử.
(HBĐT) - Sau những ngày đón tết vui, xuân đi lễ đền, chùa đã trở thành nhu cầu tâm linh với tất cả mọi người. Ở tỉnh ta cũng vậy, những ngày đầu xuân, từ Đền Mẫu (phường Tân Thịnh – TPHB) đến Đền Bờ (xã Thung Nai – Cao Phong và Vầy Nưa – Đà Bắc) và Chùa Tiên (Phú Lão - Lạc Thuỷ)… ngày ngày có hàng nghìn lượt người với lễ nghi ngày càng cầu kỳ để “Tiễn cựu, nghênh tân”
“Canh hát” lớn nhất của di sản văn hóa phi vật thể thế giới sẽ được khai mạc chính thức vào ngày 13 tháng Giêng. Thế nhưng, ít ai biết, nó còn được lưu giữ bởi những… nông dân của các làng quan họ cổ.
Khi nhắc tới lĩnh vực nhạc trẻ Việt Nam bây giờ, người lớn tuổi thường phàn nàn vấn đề giới trẻ chỉ hâm mộ "sao ngoại" mà làm ngơ với những sản phẩm tinh thần của "sao nội". Họ lùng sục khắp nơi để tìm cho ra đĩa nhạc của những thần tượng nước ngoài với cái giá không dễ chịu chút nào, trong khi sản phẩm của các ca sĩ trong nước thì vẫn tiếp tục tình trạng "ế ẩm". Điều gì có thể lý giải cho nghịch lý này?
Trong những năm qua ông là người duy nhất bảo tồn, phát huy nghề làm rồng vải của quê hương để tạo ra những con rồng được coi như là "hiếm" của Việt Nam để biểu diễn trong các lễ hội và được bạn bè thế giới biết đến. Ông là Lê Ngọc Nguyện, ở làng Đa Sỹ, Hà Đông (Hà Nội), người mà hiện nay người dân nơi đây đã đặt thêm cho ông cái tên mới "Người nuôi rồng cho đại lễ 1000 năm Thăng Long".
Với thế hệ diễn viên cải lương miền Nam hiện tại, Quế Trân là gương mặt trẻ đầy triển vọng, đáp ứng một cách đầy đủ những yêu cầu về thanh sắc của nghệ thuật kịch hát và sự đam mê hiếm có với nghề. Cũng ít người có được điều kiện thuận lợi để phát triển tài năng như Quế Trân khi được nuôi dưỡng bằng tiếng đàn, giọng ca của các bậc cha chú, được dõi theo từng bước để phát hiện và phát triển năng khiếu bẩm sinh.