Nằm trong khuôn khổ cuộc thi viết tiểu thuyết, truyện và ký về đề tài "Vì an ninh Tổ quốc và bình yên cuộc sống 2007-2010", ngày 20/3, Trại sáng tác văn học lần thứ ba đã được tổ chức tại TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
Trong suốt hành trình của cuộc vận động sáng tác văn học "Vì an ninh Tổ quốc và bình yên cuộc sống 2007-2010", Bộ Công an và Hội Nhà văn Việt Nam đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để các nhà văn thâm nhập thực tế ở nhiều đơn vị Công an. Sau hơn hai năm phát động cuộc thi cho thấy đề tài "Vì an ninh Tổ quốc và bình yên cuộc sống" đã và đang tạo sức hấp dẫn, cuốn hút được nhiều người đọc quan tâm. Dự trại sáng tác văn học lần thứ ba vào thời điểm nước rút của cuộc thi gồm 28 nhà văn đến từ các vùng miền của đất nước với nhiều trải nghiệm như Cao Duy Thảo, Phan Quế, Tôn Ái Nhân, Nguyễn Thị Ngọc Hải, Tô Nhuận Vĩ cùng nhiều cây bút trẻ như Nguyễn Đình Tú, Di Li, Trần Thanh Hà, Trần Đặng Thanh Hiền…
Đại biểu và các nhà văn dự trại sáng tác văn học "Vì an ninh Tổ quốc và bình yên cuộc sống" tại Khánh Hòa tháng 3/2010.
Sau hai trại sáng tác, đến thời điểm này cuộc thi đã tiếp nhận 120 bản thảo của các nhà văn trong và ngoài lực lượng Công an, trong số đó có hơn 40 tác phẩm đã được Nhà xuất bản CAND ấn hành. Làm thế nào để có những tác phẩm hay về đề tài "Vì an ninh Tổ quốc và bình yên cuộc sống"? Câu hỏi đó đã khiến cho các nhà văn tư duy, trăn trở hướng tới những trang viết giàu ngôn ngữ hình ảnh người chiến sĩ Công an trong chiến tranh và thời bình.
Đến với trại sáng tác, nhà văn Trần Công Tấn - người cầm bút có nhiều năm gắn bó với thể loại ký đã cần mẫn bên những trang viết tập ký "Những dòng sông huyền thoại", kể về những hoạt động của lực lượng an ninh Việt Nam phối hợp An ninh Lào bảo vệ Hoàng thân Xuphanuvong thời chống Mỹ.
Đại tá, nhà văn Phạm Thanh Khương - Phó Tổng biên tập Báo Biên phòng đến với trại viết bằng tiểu thuyết "Mật danh AZ". Còn nữ nhà văn Nguyễn Thị Ngọc Hải - một gương mặt quen thuộc ở thể loại ký với những tác phẩm "Phạm Xuân Ẩn - tên người như tên cuộc đời", "Mai Chí Thọ - tướng con dân", "Trần Quốc Hương - người thầy của các nhà tình báo huyền thoại" đã hoàn thành ký sự "Điệp báo A10" khắc họa lại hình ảnh những điệp báo viên An ninh lập nhiều chiến công thầm lặng, góp phần vào chiến dịch đại thắng mùa xuân 1975 và tập ký "Trở lại người Ka đô" với mạch văn dung dị, kể lại câu chuyện của một Phó thủ tướng FULRO giác ngộ cách mạng và đã trở thành Phó Chủ tịch MTTQ Việt Nam tỉnh Lâm Đồng.
Trong số những gương mặt trẻ, nữ nhà văn Di Li không chỉ nỗ lực hoàn tất tiểu thuyết "Giáo phái", mà còn thể hiện sự sung sức bằng tác phẩm "Câu lạc bộ số 7", còn Trần Đặng Thanh Hiền - cây bút trẻ ở Khánh Hòa có gương mặt phúc hậu mang đến trại sáng tác tập tiểu thuyết "Thiên thần"…
Ở trại viết trước đó, nhà văn Văn Phan từng nổi tiếng với tác phẩm "Tiếng nổ trên chiến hạm Amio Đanhvin", "Đội Công an số 6" đã mang đến cuộc thi tiểu thuyết "Vùng úng" có độ dày 400 trang, viết về nông thôn với nhiều chi tiết giàu kịch tính bởi những phức tạp về an ninh trật tự trong quá trình chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang kinh tế thị trường.
Tác giả Trần Giang kỳ công biên soạn lịch sử để hoàn thành tập hồi ký của đồng chí Trần Quốc Hương, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Nội chính Trung ương - người thầy của các nhà tình báo đã đi vào huyền thoại như Phạm Xuân Ẩn, Vũ Ngọc Nhạ, Phạm Ngọc Thảo, Lê Hữu Thúy.
Nhà văn Nông Huyền Sơn đến từ TP Hồ Chí Minh đặc tả chân dung một vị tướng, nguyên Chánh văn phòng Ban An ninh Trung ương Cục miền Nam với những cống hiến lớn trong lực lượng CAND qua tác phẩm "Ngô Quang Nghĩa - vị tướng không ngày sinh". Hình ảnh những cán bộ Cảnh sát làm công tác quản giáo đang ngày đêm cảm hóa những người lầm lỗi để họ sớm hoàn lương, hướng thiện đã được nhà văn Võ Bá Cường khắc họa qua tập "Ký sự người tù"…
Đến dự khai mạc trại sáng tác văn học lần này, Thiếu tướng, nhà văn Nguyễn Hữu Ước - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục XDLL - CAND bày tỏ niềm vui khi cuộc thi có sự kết hợp của những nhà văn lớn tuổi có nhiều trải nghiệm cùng những nhà văn đang độ sung sức và những cây bút trẻ.
Nhà văn Hữu Ước mong muốn các nhà văn tham dự trại sáng tác hướng tới thể loại ký để khai thác mảng tư liệu về hoạt động của lực lượng Công an trong chiến tranh và thời bình vốn còn rất phong phú. Và hơn ai hết, mỗi nhà văn phải tự quảng bá cho chính mình bằng những trang viết mới hơn, tư duy sâu sắc hơn và giàu tính nhân văn.
Đồng chí Phó Tổng cục trưởng cũng đã gợi ý những người làm công tác xuất bản CAND phải tranh thủ khai thác tác phẩm của những nhà văn trẻ, trong đó sự quan tâm, chú trọng những tác phẩm viết về đề tài "Vì an ninh Tổ quốc và bình yên cuộc sống" là rất cần thiết, để người đọc có dịp chia sẻ, cảm thông những khó khăn vất vả trong cuộc chiến đấu của người Công an qua các thời kỳ. Từ đó, trong lòng người đọc luôn hiện hữu hình ảnh cao đẹp của người chiến sĩ Công an luôn chăm lo cuộc sống bình yên của người dân, vì nhân dân phục vụ
Theo CAND
Giới làm nghệ thuật ở kinh đô điện ảnh thế giới - Hollywood vẫn đang truyền nhau về một lời nguyền đáng sợ - lời nguyền Oscar
Hội Cổ vật TPHCM chính thức trình làng từ tháng 12-2009 (tiền thân là CLB Cổ vật Nam bộ). Từ đây, giới sưu tầm và nghiên cứu cổ vật TPHCM có thể thỏa lòng vì có hẳn một sân chơi bổ ích, lành mạnh, góp phần bảo tồn, gìn giữ cổ vật và các di sản văn hóa của dân tộc.
Nhân dịp 40 năm thành lập Tổ chức Pháp ngữ (20-3-1970, 20-3-2010), Cục Ðiện ảnh Việt Nam, Cục Hợp tác quốc tế (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp Văn phòng Khu vực châu Á - Thái Bình Dương của tổ chức Pháp ngữ (OIF) mở lớp tập huấn khu vực với nội dung "Xây dựng dự án và tổ chức sản xuất phim" từ ngày 17 đến 19-3.
Đến nơi nhiều người xót xa khi thấy tấm bảng "Mộ Thần thái giám - Di tích cổ truyền" (tỉnh Bình Thuận) nằm chỏng chơ giữa bãi đất nhếch nhác, um tùm cỏ dại, phía trước là dòng nước hôi hám vương đầy bọc nilông, phân bò và đủ thứ hầm bà lằng. Không thể bước vào di tích bằng cổng chính, khách phải đi đường vòng, qua nhà cửa lố nhố.
Hữu Loan là nhà thơ cách mạng và là nhà cách mạng thơ. Hữu Loan cũng là nhà thơ táo bạo, cùng với Phùng Quán làm những bài thơ chống tiêu cực, mở ra một quan niệm mới cho thơ tiếp cận đời sống xã hội cần lao
(HBĐT) - Trong hai tháng đầu năm 2010, Thư viện tỉnh đã duy trì nề nếp mở cửa, phục vụ trên 6.000 lượt bạn đọc với 10.000 lượt sách báo luân chuyển. Hàng tháng, thư viện đều thực hiện lược thuật báo, tạp chí Trung ương viết về Hoà Bình (100 bản) để phục vụ lãnh đạo tỉnh.