100 chiếc trống đồng được đúc bằng phương pháp thủ công truyền thống sẽ trình làng và hòa âm trong Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Chương trình đúc trống đồng dâng đại lễ do Hội Di sản văn hóa Việt Nam, Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, Liên chi hội di sản văn hóa Lam Kinh (Thanh Hóa), Hội Cổ vật Thanh Hóa, Hội Doanh nghiệp trẻ Thanh Hóa và Công ty hữu nghị Á Châu phối hợp thực hiện.

Trong cuộc họp báo vừa diễn ra tại Hà Nội, Nhà sử học Dương Trung Quốc - Tổng thư ký Hội Khoa học lịch sử Việt Nam cho biết: Trống đồng là vật linh thiêng, là đặc trưng văn hóa của Việt Nam được dâng lên Đại lễ 1000 năm với hào khí Thăng Long sẽ là sự kiện tiêu biểu, độc đáo trong đại lễ.

Chương trình đã được khởi động với nghi lễ cầu an, cầu phước, cầu Quốc thái dân an nhập linh trống đồng, lễ nổi lửa chập lò đúc trống được tổ chức trang nghiêm và hoành tráng tại Đông Sơn - Thanh Hóa (ngày 22/12/2009). Dự kiến 100 chiếc trống đồng này sẽ hoàn thành và tổ chức nghi lễ cầu an, cầu phúc và trưng bày tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám vào dịp Quốc khánh 2/9 năm nay.

100 chiếc trống đồng này được đúc bằng phương pháp thủ công, bảo đảm chất lượng, kỹ xảo, hoa văn mỹ thuật, yếu tố lịch sử, văn hóa được ghi chép trong hồ sơ từng trống, mang ý nghĩa bảo tồn, gìn giữ và phát triển tinh hoa văn hóa của dân tộc. Các hoa văn trên mặt, thân của 100 chiếc trống đồng được các nghệ nhân thể hiện trên cơ sở phiên bản của trống đồng Ngọc Lũ, Quảng Xương, Hoàng Hạ và Sông Đà. Những chiếc trống đồng này không phải đúc theo mẫu của các trống đồng vừa nêu theo tỷ lệ 1/1, mà có sự sáng tạo trên cơ sở hoa văn của 4 loại trống đồng vừa nêu và đưa về chung một kích thước: đường kính mặt 60cm, chiều cao thân trống 48cm, trọng lượng mỗi chiếc trống từ 55 - 60kg đồng. Kinh phí đúc trống đồng phần lớn huy động từ nguồn xã hội hóa. Việc đúc 100 chiếc trống đồng do Cơ sở đúc đồng Thiều Quang Tùng (xã Đông Tiến, huyện Đông Sơn), Cơ sở đúc đồng Lê Văn Bảy (làng Chè Đông, xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa) và Cơ sở đúc đồng Nguyễn Minh Tuấn (TP. Thanh Hóa) thực hiện.

Những chiếc trống đầu tiên mới ra lò được đánh thử trong họp báo.

Ông Hồ Quang Sơn - Chủ tịch Hội Di sản Lam Kinh - Thanh Hóa cho biết: Trước khi đúc, hội đã tổ chức các cuộc tọa đàm khoa học cả về phương pháp đúc lẫn âm thanh trống đồng. "Chúng tôi đúc 100 trống với qui trình nghiêm ngặt, không được thủng, không có một vấn đề gì kể cả về âm lượng và âm thanh. Chúng tôi đã đúc xong 26 chiếc. Và để chuẩn bị, chúng tôi có 32 khuôn để sẵn sàng đổ đồng vào đúc. Mỗi chiếc trống đồng phải đúc trong thời gian 60 ngày nên chúng tôi tính toán trước ngày 12/9 sẽ xây dựng kịch bản Festival trống đồng để rước trống từ Thanh Hóa ra và tặng cho Ban chỉ đạo 1000 năm Thăng Long - Hà Nội", ông Hồ Quang Sơn nêu rõ.

Trong số 100 chiếc trống quý, đáng chú ý phải kể đến chiếc trống đại tặng thành phố Hà Nội. Nó sẽ được làm theo hình dáng và hoa văn thời nhà Lý. Đường kính trống 1m, cao 79m, trang trí bằng 1.000 con rồng thời Lý. Trên mặt trống, ngoài hai con cóc (theo truyền thống trống đời Lý) còn có hai cụ rùa. Bệ trống cao 120cm, mỗi mặt 9 con rồng (thể hiện cho Lý Thái Tổ rời đô về Thăng Long). Bên cạnh đó còn có chiếc trống đồng tặng Đảng và Nhà nước nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh cao 120cm, trên đó đưa 9 hình ảnh đặc sắc trong cuộc đời hoạt động của Bác Hồ.

Đặc biệt, màn biểu diễn hòa khí 100 trống đồng cùng cồng chiêng có tên gọi "Nổi trống Lạc Hồng - Hào khí Thăng Long" trong 10 phút sẽ là một trong những sự kiện độc đáo, một ý tưởng hấp dẫn, tạo dấu ấn hoành tráng về tinh thần Đại Việt trong Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Nhạc sĩ Nguyễn Cường đã hoàn thành hợp xướng cho buổi biểu diễn này và việc dàn dựng sẽ được tiến hành trong thời gian tới.

Sau đại lễ, Ban tổ chức sẽ tổ chức lễ bàn giao trống đồng cho đại diện các tỉnh, thành  trong cả nước và các tổ chức, cá nhân đã đăng ký là chủ nhân của trống đồng. Trong số đó sẽ có một chiếc được bán đấu giá với giá khởi điểm là 500 triệu đồng để dành ủng hộ, giúp đỡ trẻ em nghèo, trẻ em bị nhiễm chất độc da cam. Ban tổ chức cam kết chỉ thực hiện đúng 100 chiếc trống đồng để đảm bảo tính duy nhất mang giá trị lịch sử văn hóa chào mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.    

                                                                                       Theo Báo SKĐS

Các tin khác

Đội Jacques Couturier Organistion đã đoạt Cúp vàng DIFC 2010
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

32 kỷ lục Việt Nam mới

32 kỷ lục Việt Nam mới của các cá nhân và đơn vị đã được trao tặng sáng 27-3 trong chương trình Hội ngộ Kỷ lục gia Việt Nam lần thứ 18 do Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam (Vietkings) tổ chức tại TPHCM

Nhà văn, nhà biên kịch Nguyễn Mạnh Tuấn: Không ngại đề tài gai góc

Nhà văn Nguyễn Mạnh Tuấn là một trong số ít những nhà biên kịch đắt sô nhất Việt Nam hiện nay. Kịch bản của ông dựng thành phim luôn thu hút sự chú ý của người xem. Không ít khán giả thừa nhận họ xem phim bởi cái tên Nguyễn Mạnh Tuấn…

Ra mắt Trung tâm nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hoá dân tộc Mường và các dân tộc thiểu số khu vực Tây Bắc

(HBĐT) - Ngày 26/3 Trung tâm nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hoá dân tộc Mường và các dân tộc thiểu số khu vực Tây Bắc đã chính thức ra mắt và đi vào hoạt động. Tới dự có các đồng chí Nguyễn Hữu Duyệt, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ; NSND Đặng Nhật Minh, Phó Tổng Giám đốc Trung tâm nghiên cứu, bảo tồn và phát huy văn hoá dân tộc Việt Nam và đại diện 1 số cơ quan ban, ngành trong tỉnh

Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Ðền Hùng năm 2010

Giỗ Tổ Hùng Vương và Lễ hội Ðền Hùng là biểu tượng của sức mạnh đại đoàn kết, điểm hội tụ văn hóa tâm linh của cộng đồng các dân tộc Việt Nam từ bao đời nay và là một mỹ tục độc đáo của nhân dân ta. Nghi lễ Giỗ Tổ Hùng Vương đã ổn định và có ảnh hưởng lớn trong đời sống của nhân dân, khẳng định niềm tự hào dân tộc và lòng thành kính hướng về nguồn cội. Thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và theo truyền thống tổ chức lễ hội cấp quốc gia vào các năm chẵn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp UBND tỉnh Phú Thọ vừa hoàn thành chương trình tổng thể tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Ðền Hùng năm 2010.

Dân ta có cần một ngày Tết đọc sách?

Nếu có ngày đọc sách, ta sẽ làm gì? Tôi thì cứ băn khoăn rằng làm gì thì làm, điều quan trọng nhất là đừng để những việc làm ấy nhiễm thái độ trình diễn. Nếu đọc và học mà nhiễm thái độ ấy thì chả còn hy vọng gì nữa.

Vó ngựa trời Nam - Tái hiện cuộc đời “Thi tướng rừng xanh”

Sau 3 năm thực hiện với nhiều khó khăn, trắc trở, bộ phim “Vó ngựa trời Nam” dài 37 tập (biên kịch: Phạm Thùy Nhân, đạo diễn: NSƯT Lê Cung Bắc, Hãng phim TFS sản xuất) sẽ chính thức phát sóng từ ngày 27-3 vào lúc 20 giờ 30 các tối thứ năm, sáu, bảy và chủ nhật hàng tuần trên HTV7.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục