Rước Kiệu tại lễ hội đền Hùng (Phú Thọ)
Giỗ Tổ Hùng Vương và Lễ hội Ðền Hùng là biểu tượng của sức mạnh đại đoàn kết, điểm hội tụ văn hóa tâm linh của cộng đồng các dân tộc Việt Nam từ bao đời nay và là một mỹ tục độc đáo của nhân dân ta. Nghi lễ Giỗ Tổ Hùng Vương đã ổn định và có ảnh hưởng lớn trong đời sống của nhân dân, khẳng định niềm tự hào dân tộc và lòng thành kính hướng về nguồn cội. Thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và theo truyền thống tổ chức lễ hội cấp quốc gia vào các năm chẵn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp UBND tỉnh Phú Thọ vừa hoàn thành chương trình tổng thể tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Ðền Hùng năm 2010.
Theo Thứ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Huỳnh Vĩnh Ái, Phó Trưởng ban thường trực Ban tổ chức lễ hội, Giỗ Tổ Hùng Vương và Lễ hội Ðền Hùng năm 2010 nhằm tôn vinh văn hóa dân tộc, khẳng định vị trí và ý nghĩa quan trọng của ngày Quốc lễ này. Ðồng thời thông qua các chương trình hoạt động Giỗ Tổ Hùng Vương tạo không khí vui tươi, phấn khởi động viên các tầng lớp nhân dân tham gia hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch. Ðây cũng là sự kiện khởi đầu cho các hoạt động lớn, hướng tới Ðại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, tỏ lòng tri ân, biết ơn sâu sắc các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước và giữ nước; giáo dục đạo lý "Uống nước nhớ nguồn", củng cố khối đại đoàn kết dân tộc; phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; hướng tới xây dựng Khu di tích lịch sử Ðền Hùng ngày càng tôn nghiêm, bề thế, xứng đáng với tầm vóc của khu di tích quốc gia đặc biệt.
Giỗ Tổ Hùng Vương sẽ được tổ chức tại các địa phương bằng hình thức dâng hương tưởng niệm theo nghi thức truyền thống vào đúng ngày 10-3 âm lịch (tức ngày 23-4 dương lịch) tại các khu vực có Ðền thờ Hùng Vương, kết hợp các hoạt động văn hóa, thể thao mang bản sắc dân tộc và đặc trưng các vùng, miền, gắn với quảng bá du lịch ở trong nước và ngoài nước. Riêng tại tỉnh Phú Thọ, Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Ðền Hùng năm 2010 sẽ được tổ chức trong mười ngày, từ ngày 14 đến 23-4 (tức là từ ngày 1 đến 10-3 âm lịch) tại Khu di tích lịch sử Ðền Hùng, TP Việt Trì và các vùng lân cận. Một trong những điểm nhấn của các hoạt động là lễ khai mạc Lễ hội Ðền Hùng gắn với khai mạc Ngày hội văn hóa, thể thao, du lịch các dân tộc vùng Ðông Bắc lần thứ VII ngày 14-4. Từ 7 giờ đến 11 giờ, các tỉnh, thành phố tham gia tổ chức Giỗ Tổ và các đoàn rước kiệu của nhân dân các địa phương trong tỉnh Phú Thọ sẽ diễu hành và biểu diễn các loại hình nghệ thuật dân gian cùng các đoàn nghệ thuật trên đại lộ Hùng Vương của TP Việt Trì và tập kết tại sân Bảo tàng Hùng Vương. Từ 20 giờ đến 21 giờ
30 phút, tại sân trung tâm lễ hội của Khu di tích lịch sử Ðền Hùng diễn ra lễ khai mạc Lễ hội Ðền Hùng và Ngày hội văn hóa, thể thao, du lịch các dân tộc vùng Ðông Bắc lần thứ VII với sự tham dự của các đồng chí lãnh đạo Ðảng và Nhà nước. Các nghệ sĩ, diễn viên và các nghệ nhân dân gian sẽ trình diễn một chương trình nghệ thuật có chủ đề "Linh thiêng đất Tổ Hùng Vương". Trong những ngày này có nhiều hoạt động như: biểu diễn của các đoàn nghệ thuật và một số loại hình văn hóa dân gian, triển lãm sản phẩm của các làng nghề truyền thống, giới thiệu các chương trình du lịch về cội nguồn của ba tỉnh Lào Cai - Yên Bái - Phú Thọ, hội chợ thương mại, trình diễn thư pháp Việt Nam, thả hoa đăng trên hồ Khuôn Muồi và ngã ba sông Bạch Hạc (Việt Trì). Ngày hội văn hóa, thể thao, du lịch các dân tộc vùng Ðông Bắc bế mạc tối 17-4 bằng một chương trình nghệ thuật chọn lọc, đặc sắc, có chủ đề "Công đức Vua Hùng" do Nhà hát nhạc vũ kịch Việt Nam và Trường cao đẳng múa Việt Nam phối hợp dàn dựng, biểu diễn.
Quốc lễ Giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức trọng thể với lễ dâng hương thành kính theo nghi thức quốc gia vào 7 giờ sáng 23-4 (tức ngày 10-3 âm lịch), có trình tấu nhạc lễ và đọc chúc văn. Buổi lễ sẽ được Ðài Truyền hình Việt Nam truyền hình trực tiếp trên kênh VTV 1 và VTV 4. Nhân dịp này, TP Việt Trì sẽ bắn pháo hoa phục vụ nhân dân và du khách dự lễ hội vào 22 giờ ngày 22-4.
Một nội dung quan trọng trong Lễ hội Ðền Hùng năm nay là hoạt động hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội tối 21-4 với chương trình nghệ thuật "Kinh đô Văn Lang - Thăng Long - Hà Nội ngàn năm tỏa sáng" do Cục Nghệ thuật biểu diễn và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phú Thọ thực hiện cùng một triển lãm ảnh tư liệu ngoài trời "Các vùng kinh đô Việt Nam" trong Khu di tích lịch sử Ðền Hùng. Nhiều triển lãm cũng được tổ chức như: triển lãm ảnh nghệ thuật giới thiệu tiềm năng văn hóa, du lịch ba tỉnh Lào Cai - Yên Bái - Phú Thọ; trưng bày các hiện vật thời đại Hùng Vương và thời Lý - Trần; ảnh tư liệu "Giỗ Tổ Hùng Vương xưa và nay", triển lãm trang phục dân tộc tại Bảo tàng Hùng Vương và triển lãm hội họa, tranh thờ các dân tộc vùng Ðông Bắc tại Nhà Văn hóa Lao động TP Việt Trì. Bên cạnh đó, còn có các hoạt động văn hóa, thể thao được tổ chức tại Việt Trì và các vùng phụ cận: thi bơi chải trên sông Lô, thi đấu giải quần vợt Hữu nghị, Giải bóng chuyền các đội mạnh toàn quốc tranh Cúp Hùng Vương; mở hội chợ quê, liên hoan ẩm thực; rước kiệu của các xã vùng ven di tích Ðền Hùng, thi gói bánh chưng, giã bánh dày, giao lưu dân ca các vùng, miền; biểu diễn của các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp. Nhất là màn trình diễn sử thi võ thuật dân tộc "Hào khí đất Việt" tối 22-4 tại Khu di tích lịch sử Ðền Hùng. Trước đó, một hội chợ du lịch được khai mạc ngày 19-4, giới thiệu những tiềm năng, sản phẩm du lịch đặc trưng và các dự án đầu tư du lịch của các địa phương, trong đó có lễ hội trình diễn "Hoa thơm trái ngọt tiến dâng các Vua Hùng".
Các tiểu ban tổ chức phối hợp cùng các cấp chính quyền Phú Thọ đang khẩn trương triển khai các nội dung kế hoạch đề ra. Dự kiến, Quốc lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và Lễ hội Ðền Hùng năm 2010 sẽ đón hàng triệu đồng bào hành hương về với cội nguồn và hàng nghìn du khách quốc tế.
Theo ND
Chỉ còn 2 ngày nữa cuộc thi bắn pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2010 (DIFC 2010) với chủ đề “Huyền thoại sông Hàn” chính thức khai hỏa. Công tác chuẩn bị xem như đã hoàn tất, các đội tham dự cũng đang hoàn thiện những công đoạn cuối cùng. Hàng vạn du khách đang đổ về Đà Nẵng chờ thưởng ngoạn những màn trình diễn pháo hoa.
Phần lớn những ông, bà bầu khởi nghiệp đều gặp thuận lợi. Nhưng ở đoạn cuối chặng đường, không ít người trong số họ toàn gặp những điều ngang trái
“Tôi không tự nguyện mà bị bắt buộc rút lui khỏi cuộc thi Duyên dáng Truyền hình ASEAN và cũng chỉ biết mình không có tên trong danh sách thí sinh đại diện Việt Nam tham gia cuộc thi này hai ngày trước khi khai mạc”… thí sinh vừa đạt giải Nhất cuộc thi Duyên dáng Truyền hình toàn quốc lần 4, khẳng định.
Sau Tết Canh Dần, hàng loạt lễ hội đã được các địa phương trong cả nước tổ chức, thu hút hàng chục nghìn lượt người dân và du khách đến tham dự. Nổi bật là các lễ hội ở các điểm di dích lịch sử - văn hóa, nơi thờ phụng các danh nhân có công với dân với nước. Ðây là những hoạt động, nét văn hóa mang đậm truyền thống của dân tộc Việt Nam
“Chảnh” là một "mỹ từ" ngắn gọn mà giới trẻ nhận xét về rất nhiều nghệ sĩ làng showbiz thay cho những tính từ: kiêu, ngạo mạn, kém chuyên nghiệp... Cũng vì vướng phải căn bệnh “chảnh” này mà không ít nghệ sĩ phải chia tay với giấc mơ trở thành ngôi sao.
Chợ văn hóa (hay còn gọi là chợ phiên) miền núi được nhiều người biết đến như một "đặc sản" của các tour du lịch, một đặc trưng văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số. Mỗi chợ phiên miền núi là một bảo tàng sống về sinh hoạt văn hoá cộng đồng, nơi chứa đựng nhiều nét văn hóa tộc người đặc sắc với những phong tục, tập quán vùng miền phong phú, đa dạng. Thế nhưng, dưới tác động của cơ chế thị trường và "sức nóng" của phát triển du lịch, nhiều phiên chợ ở vùng cao Tây Bắc đã và đang mất dần đi cái vẻ nguyên sơ vốn có của nó...