Dù được xác định là một sân chơi nghệ thuật dành cho giới chuyên môn nhưng không đến được với công chúng thì ý nghĩa sáng tạo của Bài hát Việt cũng giảm đi
Chương trình Bài hát Việt - Sự giao thoa của jazz và âm nhạc dân gian đương đại, diễn ra vào đêm 28-3 tại Nhà hát Bến Thành (TPHCM), là live show đầu tiên của phiên bản mới.
Theo phiên bản mới này, live show Bài hát Việt sẽ được tổ chức theo quý (3 tháng một chương trình), thay vì được tổ chức định kỳ hằng tháng như 5 năm trước.
Ca sĩ Mai Khôi trong đêm diễn đầu tiên của Bài hát Việt phiên bản mới. Ảnh: Đức minh
Thiếu bài hát hay
Lý giải việc tăng thời gian tổ chức chương trình Bài hát Việt từ tháng lên quý, ông Lương Minh (Ban Tổ chức chương trình Bài hát Việt) cho rằng: “Đây là nhu cầu thực tế về chất lượng chương trình, nhằm nâng cao chất lượng ca khúc dự thi cũng như tạo cơ hội cho việc lựa chọn những ca khúc tham gia chương trình có chất lượng”.
Không khó để nhận thấy, sân chơi Bài hát Việt đang phải đối mặt với tình trạng thiếu ca khúc dự thi (tất nhiên là ca khúc thật sự có chất lượng). Thừa nhận điều này, nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện (thành viên Ban Giám khảo Bài hát Việt) nói: “Theo quan điểm của riêng tôi, nếu chương trình được thực hiện theo quý thì hơi ít nhưng nếu vẫn diễn ra từng tháng như những năm qua thì rõ ràng, chương trình gặp khó khăn về nhịp bài. Nhịp bài ở đây là số lượng bài thật sự có chất lượng theo tiêu chí của cuộc thi là lạ và hay”.
Quả thật, thời gian gần đây, sân chơi Bài hát Việt thiếu hẳn những nhân tố mới. Quanh đi quẩn lại vẫn là sáng tác của các tác giả quen thuộc, xuất hiện khá đều đặn trong chương trình, như: Giáng Son, Thành Vương, Tăng Nhật Tuệ, Nguyễn Đức Cường, Nguyễn Hải Phong, Đức Tân, Sơn Thạch, Tina Tình, Huy Trực,...
Sáng tác đuối dần
Công bằng mà nói, chương trình Bài hát Việt thời gian qua đã có những đóng góp không nhỏ cho đời sống nhạc Việt. Chính chương trình này đã khuấy động phong trào sáng tác ca khúc mới mang màu sắc Việt. Và từ đây nhiều tên tuổi nhạc sĩ xuất hiện, nhiều ca khúc của họ đến được với công chúng yêu nhạc.
Có những ca khúc sau khi đoạt giải tại sân chơi Bài hát Việt cũng nổi như cồn trên thị trường âm nhạc và đi vào lòng người nghe, trong đó có thể kể đến: Mưa bay tháp cổ (Trần Tiến), Bà tôi (Nguyễn Vĩnh Tiến), Em sẽ là giấc mơ (Lưu Thiên Hương), Tôi (Nguyễn Vĩnh Tiến), Mong anh về (Dương Cầm), Chuông gió (Võ Thiện Thanh), Con cò (Lưu Hà An), Giấc mơ trưa (Giáng Son), Quạt giấy (Lưu Thiên Hương), Thiên đường gọi tên (Mạnh Quân), Giấc mơ mang tên mình (Văn Phong), Nồng nàn Hà Nội (Nguyễn Đức Cường)...
Điểm chung của các ca khúc này là sự phóng khoáng mang dấu ấn cá nhân, không phụ thuộc vào bất cứ khuôn phép, giới hạn thể loại nhưng vẫn gần gũi với thị hiếu thưởng thức âm nhạc của đại đa số khán thính giả. Thế nhưng, những ca khúc thành công như trên ngày càng khan hiếm dần.
Không ít những ca khúc vẫn mang về giải thưởng cao tại sân chơi này nhưng nhanh chóng đi vào quên lãng ngay sau đó, như: Thì thầm (Lê Võ Tuân), Hết quan hoàn dân (Lê Đăng Khoa), Duyên nợ tang bồng (Nguyễn Văn Tân), Về ăn cơm (Sa Huỳnh), Cây vĩ cầm (Lê Yến Hoa), Chênh vênh (Lê Cát Trọng Lý),...
Tiêu chí chất lượng, nghệ thuật cao
Ban tổ chức chương trình cho biết nếu 5 năm trước Bài hát Việt đi theo con đường xây dựng tiêu chí, định hướng sáng tạo và kích thích sáng tác thì ở năm thứ 6 này, Ban Tổ chức chủ trương đạt được mục tiêu chuyên sâu về chất lượng, hướng đến những ca khúc đạt tiêu chí nghệ thuật cao.
Nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện vẫn giữ quan điểm: “Bài hát Việt là một sân chơi có đẳng cấp với những đòi hỏi cao mà trong đó, những sáng tác phải đáp ứng tiêu chí chỉ sau nhạc thính phòng một bậc. Đây là sân chơi không dành cho khán giả bình dân”. Điều này đồng nghĩa là ca khúc của Bài hát Việt vốn khó nghe đối với đại bộ phận công chúng hiện nay sẽ càng khó nghe hơn trước. Hẳn nhiên, đời sống của những ca khúc này cũng sẽ khó khăn hơn.
Là một sân chơi nghệ thuật dành cho giới chuyên môn nên Bài hát Việt không cần quan tâm nhiều đến thị hiếu của đại đa số khán giả yêu nhạc (dù chương trình được truyền hình trực tiếp để phục vụ đông đảo khán giả yêu nhạc). Nhưng, nếu một sân chơi nghệ thuật như Bài hát Việt mà không đến được với công chúng rộng rãi thì ý nghĩa sáng tạo cũng giảm đi.
Sân chơi bị thu hẹp Sân chơi Bài hát Việt ngày càng bị thu hẹp khi các tác phẩm dự thi chủ yếu ở phía Bắc. Trong khi đó, các nhạc sĩ phía Nam, gần như vắng hẳn sau khi tham gia vài chương trình. |
Theo NLĐ
69 nghệ nhân diều quốc tế đến từ 24 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới cùng 70 nghệ nhân diều trong nước đã có màn trình diễn diều hấp dẫn với hơn 300 con diều thuộc nhiều chủng loại, hình dáng, tạo bầu không khí sôi động, rực rỡ sắc mầu trên suốt chiều dài gần 1 km bờ biển thuộc Khu du lịch Biển Đông.
Truyền thuyết “Rồng - Tiên”, “Lạc Long Quân - Âu Cơ” sẽ được khắc hoạ trên nền trời Đà Nẵng bằng pháo hoa rực rỡ
32 kỷ lục Việt Nam mới của các cá nhân và đơn vị đã được trao tặng sáng 27-3 trong chương trình Hội ngộ Kỷ lục gia Việt Nam lần thứ 18 do Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam (Vietkings) tổ chức tại TPHCM
Nhà văn Nguyễn Mạnh Tuấn là một trong số ít những nhà biên kịch đắt sô nhất Việt Nam hiện nay. Kịch bản của ông dựng thành phim luôn thu hút sự chú ý của người xem. Không ít khán giả thừa nhận họ xem phim bởi cái tên Nguyễn Mạnh Tuấn…
(HBĐT) - Ngày 26/3 Trung tâm nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hoá dân tộc Mường và các dân tộc thiểu số khu vực Tây Bắc đã chính thức ra mắt và đi vào hoạt động. Tới dự có các đồng chí Nguyễn Hữu Duyệt, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ; NSND Đặng Nhật Minh, Phó Tổng Giám đốc Trung tâm nghiên cứu, bảo tồn và phát huy văn hoá dân tộc Việt Nam và đại diện 1 số cơ quan ban, ngành trong tỉnh
Giỗ Tổ Hùng Vương và Lễ hội Ðền Hùng là biểu tượng của sức mạnh đại đoàn kết, điểm hội tụ văn hóa tâm linh của cộng đồng các dân tộc Việt Nam từ bao đời nay và là một mỹ tục độc đáo của nhân dân ta. Nghi lễ Giỗ Tổ Hùng Vương đã ổn định và có ảnh hưởng lớn trong đời sống của nhân dân, khẳng định niềm tự hào dân tộc và lòng thành kính hướng về nguồn cội. Thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và theo truyền thống tổ chức lễ hội cấp quốc gia vào các năm chẵn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp UBND tỉnh Phú Thọ vừa hoàn thành chương trình tổng thể tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Ðền Hùng năm 2010.