Nhà điêu khắc Clare Martin (Thạc sĩ nghệ thuật người Australia)
Triển lãm Những chú thích về một nền văn hoá tưởng tượng của nhà điêu khắc Clare Martin (Thạc sĩ nghệ thuật người Australia) đang diễn ra tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Trưng bày kéo dài đến hết ngày 16 tháng 4 năm 2010. Đây là trưng bày thứ 3 của bà ở Việt Nam và là trưng bày thứ 2 tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam do Đại sứ quán Úc tại Hà Nội tài trợ.
Bà Clare Martin hiện sống ở thủ đô Canberra, nước Úc. Công việc của bà tập trung chủ yếu vào các trưng bày sắp đặt tại bảo tàng như Geller Collection, the Museum of Domestic Tension, và Heterotopia. Bà là thành viên của Hiệp hội Nghệ sỹ Nghệ thuật thị giác quốc gia Úc (Australian National Association of Visual Artists) và làm việc tại xưởng điêu khắc ANCA (Australian National Capital Artists) ở Canberra, Úc và thường sử dụng vật liệu tái chế trong các tác phẩm điêu khắc của mình.
Trưng bày này của nghệ sỹ Clare Martin được bắt đầu trong thời gian bà là nghệ sỹ cư trú (artist residency) tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam từ năm 2008. Sau đó bà tiếp tục thực hiện những tác phẩm của mình cho trưng bày ở Úc. Trưng bày của bà chịu ảnh hưởng từ một trưng bày tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam “Chúng tôi ăn rừng” của nhà dân tộc học người Pháp - Condominas do Musee Orsay thiết kế. Điều ấn tượng nhất đối với bà đó là những cách tái hiện từ sổ ghi chép của nhà dân tộc học Condominas, đặc biệt là những phác họa và biểu đồ nhỏ. Nó tương tự như những ghi chép của một nghệ sỹ. Bà cũng chịu ảnh hưởng từ cuốn sách về văn hóa Cơ-tu của TS. Lưu Hùng (Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam) bởi nó cho bà hiểu rõ về công việc của một nhà dân tộc học.
Những vật liệu thường được sử dụng là những đồ tái chế như hộp nhôm bởi bà “phát hiện” rằng bộ tộc tưởng tượng của bà thường sử dụng nhiều đồ như vậy. Họ thường sử dụng vật liệu tái chế để tạo ra các đồ vật hằng ngày. Có những dấu hiệu cho thấy bộ tộc này đã từng làm nghề nông và dấu tích của những thói quen nông nghiệp vẫn còn hiện diện trong cuộc sống của họ nhưng hiện nay họ sống ở các vùng ngoại ô và chịu nhiều tác động từ quá trình thực dân.
Tại sao chúng ta nên ngưỡng mộ về một nền văn hóa như vậy? Họ không quá coi trọng quyền lực. Họ sống phân tán và có thể không sống gần nhau nhưng họ có ý thức mạnh mẽ về cộng đồng. Những con người này có óc sáng tạo và tràn đầy năng lực để tạo nên những vật dụng hữu ích từ những gì sẵn có. Họ cũng rất có khiếu hài hước và khả năng tự châm biếm bản thân. Chúng ta hãy hy vọng rằng họ vẫn tồn tại.
Tác phẩm cây và chai. |
Những ngôi mộ bộ tộc Od |
Tác phẩm "Các vị tiên và thần linh" |
Nghệ thuật với Clare là sự tôn trọng tuyệt đối, những nhà nghiên cứu khi khám phá một nền văn hóa nào đó đã tác động một phần – mà bà gọi là “thực dân” – thì sự tác động đó làm biến đổi và không giữ nền văn hóa đó nguyên sơ nữa, chính vì vậy Clare đã nghiên cứu, tiếp xúc những nền văn hóa mình quan tâm bằng “sự tưởng tượng”. Có lẽ mỗi người khi đến triển lãm sẽ có trong mình một sự tưởng tượng riêng về văn hóa, hay đó là “Nền văn hóa tưởng tượng”.
Theo VietNamnet
100 chiếc trống đồng được đúc bằng phương pháp thủ công truyền thống sẽ trình làng và hòa âm trong Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Chương trình đúc trống đồng dâng đại lễ do Hội Di sản văn hóa Việt Nam, Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, Liên chi hội di sản văn hóa Lam Kinh (Thanh Hóa), Hội Cổ vật Thanh Hóa, Hội Doanh nghiệp trẻ Thanh Hóa và Công ty hữu nghị Á Châu phối hợp thực hiện.
Giải bắn pháo hoa quốc tế tại Đà Nẵng: Cúp vàng thuộc về đội pháo hoa đến từ nước Pháp
Tôi mượn tựa đề bài báo của một đồng nghiệp, viết về cảm xúc của khán giả Mỹ, trong đó có nhiều cựu chiến binh Mỹ, sau khi xem bộ phim “Đừng đốt” của đạo diễn Đặng Nhật Minh, dựa theo cuốn Nhật ký của bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm, chiếu tại New York, Mỹ vào giữa tháng 11/2009, để viết bài báo này.
69 nghệ nhân diều quốc tế đến từ 24 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới cùng 70 nghệ nhân diều trong nước đã có màn trình diễn diều hấp dẫn với hơn 300 con diều thuộc nhiều chủng loại, hình dáng, tạo bầu không khí sôi động, rực rỡ sắc mầu trên suốt chiều dài gần 1 km bờ biển thuộc Khu du lịch Biển Đông.
Truyền thuyết “Rồng - Tiên”, “Lạc Long Quân - Âu Cơ” sẽ được khắc hoạ trên nền trời Đà Nẵng bằng pháo hoa rực rỡ
32 kỷ lục Việt Nam mới của các cá nhân và đơn vị đã được trao tặng sáng 27-3 trong chương trình Hội ngộ Kỷ lục gia Việt Nam lần thứ 18 do Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam (Vietkings) tổ chức tại TPHCM