Chương trình “vui chơi có thưởng” khá bổ ích, thú vị mang tên “Ai là triệu phú” của VTV3 ngày càng lôi cuốn nhiều người, từ già đến trẻ. Chương trình có thương hiệu này không phải là sản phẩm nội địa, mà do được mua bản quyền.

 

Nhưng dù có xuất xứ từ đâu thì trên đời này ai chẳng muốn là triệu phú? Cũng là danh xưng tương đối thôi, chứ người có triệu đồng tiền Việt thì nay có mà đông… hơn cả quân Nguyên.

Được lựa chọn lên ghế để chơi thì kiếm vài triệu (với các sự trợ giúp thì không khó lắm). Điều cần đương nhiên là kiến thức, có phương pháp loại suy tốt và cần cả sự may mắn nữa. Những câu từ 1 đến 5 thường tương đối dễ. Thế nhưng, ngay câu hỏi đầu tiên, không ít người đã phải dùng sự trợ giúp. Câu đầu tiên của chương trình tối 13.4 là thành ngữ quá quen thuộc “Rối như...” với đáp án đúng là “canh hẹ” một bạn trẻ tốt nghiệp đại học, vẫn phải nhờ đến sự trợ giúp của khán giả. Nhưng có đến hơn 10% khán giả sai.

Trong các trợ giúp của chương trình cho người chơi, gọi điện cho người thân lại thường không cho được kết quả đúng, hoặc phần lớn không trả lời vì không biết. Điều đó không chỉ do thời lượng hỏi – đáp chỉ có 30 giây. Ba người xung phong tư vấn cũng có khi sai cả ba. Điều lạ là có người không chắc về điều họ biết, nhưng vẫn xông lên, để giới thiệu bản thân rồi trợ giúp... sai. Và nói như người dẫn chương trình có tên tuổi Lại Văn Sâm thì ngay cả số đông khán giả rất nhiều lần đã sai.

Đành rằng sai sót, nhầm lẫn cũng là một phần của con người. Không thể có người nào không bao giờ sai, không bao giờ nhầm lẫn. Ngay cả số đông cũng vậy, có khi một người đúng hơn cả đám đông là thế. Tuy nhiên, có lẽ người dẫn chương trình không được hoặc không nên sai.

Cũng trong buổi tối 13.4, ông Lại Văn Sâm khi đưa ra đáp án về tác phẩm “Con trâu” là của ai trong số 4 nhà văn: Nguyễn Khải, Nguyễn Quang Sáng, Lê Lựu và Nguyễn Văn Bổng, đã nói đúng là Nguyễn Văn Bổng. Tuy nhiên, ông Sâm lại nói đây là cuốn tiểu thuyết viết về phong trào hợp tác hóa nông nghiệp ở miền Bắc (hồi cuối những năm 50, đầu 60 của thế kỷ trước).

Điều này sai hoàn toàn. Cần phải nói rằng, cũng có một cuốn tiểu thuyết “Con trâu” khác viết sớm hơn, xuất bản trước cách mạng Tháng Tám của nhà văn Trần Tiêu (1899 – 1954). Trở lại “Con trâu” trong 4 nhà văn nêu trên thì đương nhiên là của Nguyễn Văn Bổng (1921 – 2001), xuất bản năm 1952, được giải thưởng Phạm Văn Đồng (giải trao ở miền Trung Trung Bộ) và sau đó đoạt giải Hội Văn nghệ VN (1954 – 1955). Cuốn sách đã được đưa vào trích giảng văn học mà thế hệ trên dưới 50 tuổi một chút nếu có đến trường học ở miền Bắc hẳn đã từng được biết. Và đương nhiên, cuốn tiểu thuyết không thể dính dáng gì đến phong trào hợp tác xã ở miền Bắc.
 
Điều này không phải lỗi của ông Lại Văn Sâm, vì ông đọc đáp án của người khác soạn. Đáng tiếc thay người biên soạn câu hỏi đã quá tự tin không tra cứu để có đáp án chính xác như yêu cầu đặt ra. Vâng, lại học cách ông Lại Văn Sâm hay dùng từ này, rằng, ai cũng có thể sai; người thân, tổ tư vấn, khán giả (số đông) và nay là cả người làm đáp án câu hỏi cho chương trình.

                                                                               Theo Báo SKĐS

Các tin khác

Không có hình ảnh
Học sinh sinh viên Sài Gòn xuống đường, hát vang những bài ca yêu nước năm 1974
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Giỗ Tổ Hùng Vương trăm miền hội tụ

"Tháng Ba/ Cọ xòe đón ta về đất Tổ… Núi sông dậy sấm anh hùng/Trời đất ngút ngàn linh khí…". Trong một không khí linh thiêng, trang trọng, đêm khai mạc lễ hội đền Hùng - Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2010 diễn ra hoành tráng nhất từ trước tới nay, với nhiều màn biểu diễn đặc sắc, sáng tạo, mang tính sử thi và đậm đà bản sắc dân tộc. Buổi lễ đã chứng kiến có sự tham dự của nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước…

Khai mạc Giỗ Tổ Hùng Vương- Lễ hội Đền Hùng 2010

Tối nay, Lễ khai mạc Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng 2010 và Ngày hội VHTTDL các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ VII chính thức diễn ra tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng - TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ với chương trình nghệ thuật tổng hợp mang tên Linh thiêng đất Tổ Hùng Vương.

Sân khấu Việt đang “khát” khán giả

Hội Nghệ sĩ Sân khấu VN vừa trao giải thưởng cho 12 kịch bản văn học và 32 giải cho vở diễn. Một năm có tới 32 vở diễn xếp thứ hạng A – B, ai bảo sân khấu (SK) không khởi sắc. Nhưng chúng ta hãy cứ tự hỏi nhau tình hình SK hiện nay thế nào? Tối nay, ngay tại Hà Nội xem gì, ở đâu thì chắc không nhiều người trả lời được.

Việt Nam đoạt giải thưởng của Liên đoàn Nghệ thuật nhiếp ảnh quốc tế

Bộ ảnh màu của Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam với chủ đề “Thông điệp tuổi thơ” vừa giành Huy chương đồng cuộc thi ảnh màu nghệ thuật quốc tế được tổ chức tại Ireland.

Đưa kiến thức điện ảnh vào trường học

Dự án “Chúng ta làm phim” của Trung tâm Hỗ trợ phát triển tài năng điện ảnh (TPD) với mục tiêu đưa kiến thức điện ảnh vào nhà trường hiện đang là một sân chơi bổ ích cho các bạn trẻ đam mê điện ảnh.

Thư viện tỉnh Hoà Bình: Những cố gắng nâng cao văn hoá đọc cho nhân dân.

(HBĐT) - Là một tỉnh miền núi với điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, mặt bằng dân trí không đồng đều nên nhìn chung văn hoá đọc của người dân tỉnh ta chưa cao, hoạt động nghiên cứu các vấn đề chính trị - xã hội - đời sống thông qua kênh sách báo chưa phổ biến. Toàn tỉnh mới có 3.200 độc giả có thẻ mượn sách và đọc sách tại thư viện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục