Chiều 19-4, tại Hà Nội, Công ty cổ phần dịch vụ Vinpearl Land và Ðài Truyền hình Việt Nam tổ chức họp báo phát động cuộc thi Hoa hậu thế giới người Việt lần thứ hai năm 2010.

 
Cuộc thi đã nhận được sự đồng thuận của Chính phủ và các bộ, ngành và địa phương có liên quan với sự chỉ đạo của: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Ngoại giao - Ủy  ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, UBND tỉnh Khánh Hòa, Tập đoàn Vingroup...


Cuộc thi nhằm tôn vinh vẻ đẹp tâm hồn, trí tuệ và ngoại hình của phụ nữ Việt Nam và khuyến khích tuổi trẻ, nhất là các bạn trẻ người gốc Việt ở nước ngoài, hướng tới vẻ đẹp hoàn thiện, hài hòa giữa bản sắc văn hóa dân tộc và tính hiện đại của thế giới, đồng thời góp phần khẳng định chủ trương của Ðảng, Nhà nước về đại đoàn kết dân tộc và chính sách Việt kiều. Thể lệ cuộc thi: Tất cả các nữ công dân có quốc tịch Việt Nam và nữ công dân có quốc tịch nước ngoài nhưng là người gốc Việt Nam nói được tiếng Việt, có ngoại hình cân đối, có hiểu biết về văn hóa, xã hội; độ tuổi từ 18 đến 27, đã tốt nghiệp THPT có thể dự thi. Ban tổ chức nhận hồ sơ từ ngày 25-4, vòng sơ tuyển trong nước diễn ra tại một số tỉnh, thành  phố, vòng bán kết vào đầu tháng 7 tại TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, lựa chọn 18 thí sính tham dự Chung kết cuộc thi. Vòng sơ tuyển và bán kết ở nước ngoài được tiến hành vào đầu tháng 6 tại bốn khu vực: các nước châu Mỹ (Mỹ), các nước châu Âu (Anh), Nga và các nước châu Á (Hàn Quốc) để lựa chọn 18 thí sinh về Việt Nam dự thi chung kết.


Chung kết trao giải  từ ngày 10 đến 21-8, tại Vinpearl Land (Nha Trang, Khánh Hòa). Cơ cấu Giải thưởng cao nhất trong các cuộc thi sắc đẹp tại Việt Nam từ trước đến nay gồm:  Giải Hoa hậu, vương miện và 500 triệu đồng; Á hậu 1: 300 triệu đồng; Á hậu 2: 200 triệu đồng và nhiều giải khác.
 
 
                                                                         Theo ND

Các tin khác

Biểu diễn trống đồng tại khu di tích lịch sử Đền Hùng
Chai rượu khổng lổ do Công ty Cổ phần AVINAA chế tạo
Không có hình ảnh
Chân dung nhà văn Nguyên Hồng

Người lính giải phóng và âm nhạc cứu rỗi

Đã hơn một lần tôi cố gắng lý giải điều gì đã khiến âm nhạc của Trịnh Công Sơn có sức lay động lòng người nghe ở đủ mọi lứa tuổi, giới tính và thành phần xã hội…một cách mạnh mẽ, sâu sắc và bền bỉ đến vậy.

Lễ hội Giỗ Quốc tổ tại Đầm Sen

Nhân Giỗ Quốc tổ Hùng Vương, Đầm Sen tổ chức nhiều hoạt động dành cho khách thập phương đến dâng hương bàn thờ Quốc tổ và tham gia các chương trình của công viên liên tục diễn ra trong ngày 23-4, nhằm mùng 10-3 Canh Dần

Hoa hậu quốc tế được yêu thích nhất ’2008 Cao Thuỳ Dương: Mở dần từng cánh cửa đến với nghệ thuật

Đầu tháng tư, Hoa hậu ríu rít khoe mỗi sáng bỏ ba tiếng rưỡi luyện tiếng Anh, đã lại đăng ký học khoá đào tạo giám đốc kinh doanh ở trường PACE, học xong, sẽ học thêm lớp giám đốc điều hành chuyên nghiệp.

Trình UNESCO hồ sơ Tín ngưỡng thờ Vua Hùng

Trước năm 2011, trình UNESCO hồ sơ để công nhận đờn ca tài tử là Di sản văn hóa phi vật thể, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã đồng ý giao Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Ủy ban UNESCO của VN, UBND tỉnh Phú Thọ, UBND TPHCM và các bộ, ngành địa phương liên quan xây dựng để trình UNESCO các hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể: Tín ngưỡng thờ Vua Hùng và nghệ thuật đờn ca tài tử.

Nơi Vua Hùng dạy dân trồng lúa

Phú Thọ là đất Tổ, là nơi từ hàng nghìn năm trước đã khai sinh và tụ hội nhiều giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc. Trải qua bao nhiêu biến cố lịch sử, đến nay, nhiều địa phương ở Phú Thọ vẫn còn lưu giữ một số nét văn hóa độc đáo mà tương truyền đã ra đời từ thời Hùng Vương dựng nước.

Quan họ Bắc Ninh là di sản văn hóa phi vật thể

Lễ đón bằng của UNESCO ghi danh quan họ Bắc Ninh - di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, và ca trù - di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp, đã diễn ra vào chiều qua 16.4 tại Nhà hát Lớn, Hà Nội (trước đó, vào đầu tháng 10.2009, lễ công nhận hai danh hiệu trên đã diễn ra tại Abu Dhabi, UAE).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục