Với gần 300 tài liệu, hiện vật và hình ảnh tư liệu trong đó có nhiều hiện vật quý được lựa chọn trưng bày, Triển lãm “Hậu cần cho Đại thắng mùa Xuân 1975” tại Bảo tàng Cách mạng Việt Nam đã thể hiện được những đóng góp quan trọng của binh chủng Hậu cần, công tác Hậu cần trong chiến thắng vang dội mang đậm sức mạnh tổng hợp như Đại thắng mùa Xuân 1975.
Trong số các tư liệu, hiện vật quý được triển lãm lần này có những Mệnh lệnh “Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa” của Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp gửi toàn thể Đảng viên, chiến sĩ ngày 7/4/1975; sơ đồ tuyến vận tải chiến lược sư đoàn 571 chở bộ đội vào giải phóng miền Nam, tháng 4/1975. Người xem cũng có thể gặp hình ảnh đầy quyết tâm và nhiệt huyết của đồng chí Đinh Đức Thiện, Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần đang bàn kế hoạch xây dựng đường ống xăng dầu vào miền Nam phục vụ chiến trường năm 1974. Đường ống xăng dầu mà nhiều ý kiến cho rằng “không tưởng” này đã được xây dựng thành công, tạo nên động mạch chủ, nuôi sống toàn bộ hoạt động cơ giới cho chiến trường miền Nam, có ý nghĩa chiến lược trong chiến dịch Tổng tiến công 1975…
Các tướng lĩnh, khách mời nghe giới thiệu về Triển lãm. |
Ngoài việc thể hiện những sự kiện mang tầm vóc, phòng trưng bày cũng đưa ra những bộ sưu tập hiện vật bình thường nhưng thiết thực như những thiệt bị y tế vô cùng thô sơ, đồ dùng, dụng cụ cấp dưỡng, phục vụ trực tiếp cho chiến sĩ ở các đơn vị và chiến dịch…
Triển lãm thể hiện tình đoàn kết quân dân qua hình ảnh đồng bào Tây Nguyên giúp bộ đội kéo pháo vào trận địa trong chiến dịch Tây Nguyên hay những chiếc xe trâu của đồng bào châu thổ sông Cửu Long giúp bộ đội vận chuyển lương thực, khí giới đến trận địa… Đây chính là sức mạnh của Hậu cần nhân dân được Đảng ta vận dụng thành công trong chiến dịch mùa Xuân 1975.
Phòng trưng bày “Hậu cần cho Đại thắng mùa Xuân 1975” cũng giới thiệu cô đọng và khái quát hình ảnh, hiện vật về Đại thắng mùa Xuân 1975. Đó là sưu tập cờ, biểu ngữ, khẩu hiệu, phù hiệu, tranh cổ động mà nhân dân sử dụng trong lễ mừng miền
Chiếc xe Kawasaki mà các chiến sĩ Tiểu đoàn 671, Trung đoàn 53 chiến trường Tây Nguyên dùng để thu mua lương thực phục vụ bộ đội năm 1975. |
Triển lãm chuyên đề “Hậu cần cho Đại thắng mùa Xuân 1975” do Bảo tàng Cách mạng Việt Nam phối hợp với Bảo tàng Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức là một hoạt động kỷ niệm 35 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2010). Triển lãm có 3 chủ đề chính: Quyết tâm của Đảng ta thực hiện cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975; Bảo đảm hậu cần cho Đại thắng mùa Xuân 1975; Đại thắng mùa Xuân 1975.
Triển lãm mở cửa đến ngày 15/6/2010
Theo Báo CAND
Ngày 28-4, tại huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), lễ khao lề thế lính Hoàng Sa đã bắt đầu. Lễ rước linh vị các hùng binh Hoàng Sa từ Âm Linh tự về nhập điện đình làng An Vĩnh vừa mới được phục dựng đã được 13 tộc họ có những binh phu xưa đi Hoàng Sa tiến hành với sự thành kính.
Sự xuất hiện của các chuyên gia nước ngoài ngày càng nhiều trong các khâu làm phim đã góp phần tạo nên nét mới lạ, giúp nâng cao chất lượng phim Việt
Tác giả hai câu thơ "Đất nước ba mươi năm cầm súng/ Mà vầng trăng còn xẻ làm đôi" trong ký sự "Đại thắng mùa xuân" của Đại tướng Văn Tiến Dũng là nhà văn Sơn Tùng.
Ngày 27/3, Nhà Xuất bản CAND đã tổ chức họp báo giới thiệu cuốn sách “Những ngày ở chiến trường” tập II. Đây là món quà của Nhà Xuất bản CAND nhân dịp cả nước đón chào kỷ niệm 35 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
“Huyền tích Trường Sa” là tên nhạc phẩm mới nhất của một vị tướng cùng một nhạc sĩ quân đội đã được sáng tác ngay trên Biển Đông, và lần đầu ra mắt công chúng trên chính đảo Trường Sa lớn, mảnh đất thiêng liêng của Tổ quốc.
Sự kết hợp giữa nhạc giao hưởng thính phòng với nhiều phong cách âm nhạc đại chúng khác là một cách đưa dòng nhạc này đến gần hơn với nhiều đối tượng khán thính giả