Các thiếu nữ Mường Thàng biểu diễn hoà tấu cồng chiêng trong ngày hội.

Các thiếu nữ Mường Thàng biểu diễn hoà tấu cồng chiêng trong ngày hội.

(HBĐT) - Ai đã từng một lần đến với Cao Phong, một lần được thưởng thức tiết mục hoà tấu cồng chiêng do các thiếu nữ Mường Thàng duyên dáng thể hiện sẽ có ấn tượng rất đặc biệt và thêm nhiều lưu luyến với mảnh đất này.

 

Mỗi nhịp cồng, hồi chiêng trầm hùng được các thế hệ người con Mường Thàng gióng lên đong đầy trong đó cả niềm tự hào dân tộc, tình yêu quê hương và hồn thiêng của đất Mường. Đậm đà văn hoá cồng chiêng, Cao Phong là một trong số những địa phương trong tỉnh ta còn lưu giữ lại được những nét đẹp văn hoá dân tộc Mường.

 

“Nếu cần huy động gấp, chỉ một xóm thôi cũng đủ đội cồng chiêng từ 20 – 30 người và có thể biểu diễn nhuần nhuyễn các tiết mục cồng chiêng truyền thống”. Anh Nguyễn Quang Huy – Phó Trưởng phòng VH – TT huyện Cao Phong đã tự hào khẳng định với chúng tôi như vậy. Với hơn 72% dân số là người dân tộc Mường; 13/13 xã, thị trấn có người Mường sinh sống, trên mảnh đất cổ Mường Thàng năm xưa, Cao Phong hôm nay vẫn còn giữ lại được khá nhiều “chất Mường” mà tiêu biểu hơn cả là văn hoá cồng chiêng. Ước tính toàn huyện hiện nay có khoảng 1.000 chiếc cồng chiêng được nhân dân lưu giữ. Trong đó, một số địa bàn có số cồng chiêng cổ kỉ lục như xã Xuân Phong (trên 200 chiếc), xã Đông Phong (trên 100 chiếc), xã Dũng Phong (gần 100 chiếc)…. 100% các xã đều có đội cồng chiêng, một số xã xây dựng được đội cồng chiêng của khu, xóm và duy trì hoạt động thường xuyên. Nghệ nhân cồng chiêng Bùi Văn Mẻo – xã Dũng Phong cho biết: “Người dân Mường Thàng yêu quí cồng chiêng và lưu giữ cồng chiêng như một vật quí, gia bảo trong gia đình. Họ rất nhiệt tình biểu diễn cồng chiêng bởi đó vừa là niềm tự hào, vừa thoả mãn sự yêu thích văn hoá dân tộc”. Điều đặc biệt là hiện nay thế hệ trẻ của Cao Phong cũng yêu thích cồng chiêng và hăng say với việc luyện tập để có thể tham gia biểu diễn. Tại Đại hội TDTT tỉnh Hoà Bình vừa qua, màn hoà tấu cồng chiêng của 350 tay chiêng Mường Thàng đã tạo nên dấu ấn độc đáo, ấn tượng cho lễ khai mạc. Ấn tượng hơn cả là chiếm số đông trong màn biểu diễn đó là các thiếu nữ vừa bước qua tuổi đôi mươi. Trong váy áo truyền thống và chiếc chiêng cổ trên tay, các cô gái Mường Thàng đã góp phần đưa nét đẹp văn hoá Mường đến với đông đảo người xem, khắc sâu niềm tự hào dân tộc. Kéo thế hệ trẻ trở về với văn hoá truyền thống là một bài toán khá khó nhưng Cao Phong đã làm được. Nét đẹp văn hoá dân tộc truyền thống được lưu giữ trong mỗi gia đình và lưu truyền qua nhiều thế hệ, xuyên suốt theo dòng chảy thời gian. 

 

Giữ gìn văn hoá truyền thống, đồng thời tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hoá hiện đại là phương châm chung của ngành văn hoá trong đó có văn hoá cồng chiêng Mường Thàng. Giờ đây, song song với việc giữ gìn những bài chiêng cổ, những bài chiêng truyền thống của Mường Thàng thì ngành văn hoá Cao Phong đang tích cực tìm tòi, sáng tạo những bài cồng chiêng mới mang giai điệu, âm hưởng mới. Một vài “đột phá” với cách đánh cồng chiêng theo giai điệu bài hát được thử nghiệm thành công, nhân dân tán thành là kết quả tốt đẹp để các nhạc sĩ,  nhà nghiên cứu văn hoá có thêm động lực trong quá trình sáng tạo, làm mới giai điệu cồng chiêng. Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, anh Nguyễn Quang Huy – Phó Trưởng phòng văn hoá huyện Cao Phong cho biết: “Làm mới giai điệu, sáng tạo thêm các bài cồng chiêng mới để tránh sự đơn điệu, nhàm chán. Nhưng vẫn tuyệt đối chú trọng giữ gìn các bài chiêng cổ. Cân đối hài hoà sao cho cồng chiêng thực sự đi vào lòng người, gắn bó với cuộc sống người dân và mãi mãi là niềm tự hào của văn hoá Mường”.

 

Hiện nay, Phòng VH – TT huyện Cao Phong đang tiến hành việc thống kê, rà soát chính xác số lượng cồng chiêng đang được nhân dân lưu giữ. Từ đó có kế hoạch phù hợp để bảo tồn, phát huy nét đẹp văn hoá quí báu này. Với sự quan tâm thích đáng từ phía các cấp chính quyền địa phương cũng như tình yêu, niềm tự hào dân tộc trong mỗi trái tim người dân Cao Phong, giai điệu cồng chiêng Mường Thàng sẽ còn mãi âm vang, trường tồn cùng thời gian.

 

                                                                                          Dương Liễu

                                                                                

Các tin khác

Chuyên gia Pháp giúp bảo quản hiện vật tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Chuyện xung quanh "Bàn trà công sở"

(HBĐT) - Theo quy định giờ làm việc mùa Hè buổi sáng bắt đầu từ 7 giờ. Cơ quan tôi ai nấy đều chấp hành rất nghiêm túc, đến đúng giờ cất xe máy gọn gàng vào ga ra rồi lượn một vòng qua phòng hành chính giống như "điểm danh" rồi lần lượt "lẩn" đi ăn sáng. Nếu bình thường chỉ bát phở hay đĩa bún và cộng cả thời gian đi - về thì nhanh cũng mất 30 phút. Hôm nào "bốc" lên năm bảy người tụ họp nhau tại quán "Tiết canh lòng lợn" để "chén chú chén anh" thì ăn xong bữa sáng cũng ngót nghét 8 giờ.

Quan họ lọt vào 16 “đặc sản” độc đáo của châu Á

Đều đặn mỗi năm, tạp chí Times nổi tiếng lại xem xét các địa danh và những trải nghiệm ấn tượng nhất tại khu vực châu Á để đưa vào danh sách “Những điều tuyệt vời của châu Á.”

Ra mắt vở vũ kịch mới Mặt trời trong tim về Bác Hồ

Kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhà hát Giao hưởng Nhạc Vũ Kịch TP Hồ Chí Minh ra mắt vở vũ kịch Mặt trời trong tim, tác giả kịch bản Tô Nguyệt Nga, đạo diễn Vũ Việt Cường. Ðây là kịch bản đoạt giải nhất trong cuộc vận động sáng tác với chủ đề Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Vở vũ kịch được trình diễn tại Nhà thi đấu đa năng TP Vũng Tàu vào ngày 17-5; tại Nhà hát TP Hồ Chí Minh vào ngày 19-5.

Triển lãm mỹ thuật toàn quốc 2010

Tại Hà Nội, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) vừa tổ chức lễ phát động Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc 2010.

Phát hiện nhiều trống đồng cổ tại Thanh Hóa

Người dân trên địa bàn huyện miền núi Quan Sơn (Thanh Hóa) vừa phát hiện, đào được hai chiếc trống đồng cổ tại xã Tam Lư và xã Trung Xuân. Hiện nay, cả hai chiếc trống này đang được bảo quản, lưu giữ tại UBND huyện Quan Sơn.

Thư viện huyện Kim Bôi đón 600 lượt bạn đọc

(HBĐT) - 4 tháng đầu năm, thư viện huyện Kim Bôi đã duy trì mở cửa được 48 buổi phục vụ 600 lượt bạn đọc. Có 217 thẻ đọc thường xuyên trong đó có 129 thẻ thiếu nhi và 88 thẻ người lớn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục