Bảo tàng Lịch sử quốc gia là thiết chế văn hóa đặc biệt quan trọng, có chức năng giới thiệu di sản văn hóa Việt Nam ra toàn cầu và giới thiệu di sản văn hóa thế giới tại Việt Nam nhằm phục vụ công chúng trong và ngoài nước
Nội dung trên được đưa ra tại Quyết định số 688/QĐ-TTg phê duyệt Đề cương tổng quát nội dung và hình thức trưng bày Bảo tàng Lịch sử quốc gia.
Theo đó, hệ thống trưng bày Bảo tàng Lịch sử quốc gia gồm trưng bày thường xuyên; trưng bày có thời hạn; trưng bày ngoài trời; không gian khám phá sáng tạo; khu tưởng niệm danh nhân và những người có công với đất nước.
Nội dung phần trưng bày thường xuyên có phần mở đầu mang tên Việt Nam-đất nước, con người. Đây là phần giới thiệu một cách khái quát những đặc trưng, tiềm năng và thách thức của thiên nhiên Việt Nam trong mối quan hệ tương tác môi trường-con người-văn hóa... với những chủ đề cụ thể như: Đất nước Việt Nam; Thiên nhiên Việt Nam; con người Việt Nam.
Phần trưng bày theo tiến trình lịch sử nói lên sự xuất hiện từ rất sớm của con người trên đất Việt Nam và xuyên suốt chiều dài lịch sử cho đến ngày nay, được gói trong năm chủ đề trưng bày gồm Việt Nam thời tiền sử; Việt Nam thời kỳ dựng nước đầu tiên và các nền văn hóa, văn minh-nhà nước sớm; Việt Nam từ thế kỷ II trước công nguyên đến thế kỷ X sau công nguyên; Việt Nam từ thế kỷ X đến giữa thế kỷ XIX; Việt Nam từ giữa thế kỷ XIX đến nay.
Đối với phần trưng bày có thời hạn, nội dung trưng bày sẽ là những chuyên đề nhân các ngày lễ lớn, các ngày kỷ niệm, sự kiện chính trị, văn hóa của đất nước; trưng bày các sưu tập hiện vật, giới thiệu các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của Việt Nam đã được công nhận là di sản văn hóa thế giới...
Về hình thức trưng bày ngoài trời ở Bảo tàng Lịch sử quốc gia sẽ gắn với các hoạt động văn hóa, nghi lễ, nghi thức và là nơi sinh hoạt cộng đồng, đáp ứng nhu cầu tham quan, học tập, tìm hiểu, thưởng ngoạn của công chúng.
Các hiện vật, sưu tập hiện vật trưng bày ngoài trời là những hiện vật thể khối lớn, chất liệu bền vững. Bảo tàng Lịch sử quốc gia cũng sẽ có khu tưởng niệm danh nhân và những người có công với đất nước, trong đó kết hợp hình thức tôn vinh, tưởng niệm mang tính truyền thống của dân tộc với việc ứng dụng công nghệ hiện đại./.
Theo TTXVN
Người nghệ sĩ già, bé nhỏ và lặng lẽ trong căn phòng cũ kỹ nằm khuất sâu con ngõ nhỏ Hà Nội. Mọi thứ đều nhuốm bụi thời gian. Chỉ trừ những kỷ niệm về Bác Hồ và về âm nhạc.
Tài năng, xinh đẹp, nhưng những giọng ca như Lan Anh, Anh Thơ, Phương Nga... được ví như những “họa mi” của phong cách thính phòng này vẫn gặp khó khăn để đến với công chúng rộng rãi
Khi thực hiện bộ phim tài liệu dài “Bí thư Tỉnh ủy An Giang qua các thời kỳ”, tôi đã lặng người xúc động khi xem đi xem lại những thước phim nhựa duy nhất trên chiến trường Bảy Núi (*) sau 41 năm. Đó chỉ là vài cảnh quay ngọn đồi Tức Dụp trắng xóa, trơ trụi đang trong đợt bom B52 khói đen ngút trời, mà sao những cảnh phim cứ rung rung nhảy múa như đang trong cơn động đất.
Với tấm lòng biết ơn vô hạn đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hóa kiệt xuất, nhân dịp kỷ niệm 120 năm ngày sinh của Người và hướng tới Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Thanh Hóa làm lễ dâng tặng trống đồng được đúc bằng đồng nguyên chất và kim ngân quý lên Đảng và Nhà nước vào tối 17-5, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Gầy dựng một điểm diễn mới không dễ nhưng sau thời gian khán giả biết đến điểm diễn của mình thì họ bị cắt hợp đồng, phải ra đi
Báu vật Phương Đông và những bí ẩn xung quanh số phận, đường đi của những báu vật có xuất xứ từ những quốc gia khác nhau cũng như bí ẩn của công nghệ, kỹ thuật chế tác từng báu vật bắt đầu được kể từ triển lãm tại Bảo tàng Lịch sử.