Báu vật Phương Đông và những bí ẩn xung quanh số phận, đường đi của những báu vật có xuất xứ từ những quốc gia khác nhau cũng như bí ẩn của công nghệ, kỹ thuật chế tác từng báu vật bắt đầu được kể từ triển lãm tại Bảo tàng Lịch sử.

 

Lần đầu tiên tại Việt Nam, những Báu vật Phương Đông trong lưu trữ của Bảo tàng Lịch sử được trưng bày tại Hà Nội từ ngày 18/5. Cuộc trưng bày lần này có sự xuất hiện những cổ vật từ chín nước châu Á có trong bộ sưu tập của Viện Viễn Đông Bác cổ trước đây và những cổ vật được sưu tầm bổ sung sau này… Tất cả là báu vật, mang giá trị lịch sử gắn với truyền thống văn hoá các dân tộc trên lãnh thổ châu Á rộng lớn và nhiều bí ẩn…

Giám đốc mới Bảo tàng Lịch sử, Tiến sĩ (TS) Nguyễn Văn Cường khoe: "Thứ ba tuần tới nhớ đến Bảo tàng Lịch sử Việt Nam dự cuộc ra mắt trưng bày Báu vật Phương Đông nhé! Bộ VH,TT&DL vừa đồng ý để Bảo tàng Lịch sử ra mắt bộ sưu tập này…".

Nguyễn Quốc Bình, Trưởng phòng Trưng bày - Tuyên truyền của Bảo tàng Lịch sử kể: Thời Viễn Đông Bác cổ, nơi đây là khu trưng bày cổ vật Phương Đông và các nước châu Á. Cuộc giao thoa văn hoá bao nhiêu nghìn năm qua ở lục địa này đã để lại một kho di sản vô giá về nghệ thuật, về cổ vật…

Cuộc trưng bày lần này là chọn ra những báu vật tiêu biểu có nguồn gốc các quốc gia khác nhau như Ấn Độ, Trung Quốc, Campuchia, Lào, Nhật Bản, Thái Lan, Triều Tiên và Việt Nam… Tất cả cổ vật quý này lần đầu tiên công bố phục vụ nhu cầu nghiên cứu thưởng ngoạn của công chúng Việt và du khách đến Việt Nam.

Đó là những cổ vật bằng các chất liệu đồng, gốm, đá, đất nung, ngọc, ngà, với nhiều loại hình khác nhau như vật kiến trúc, đồ dùng, đồ trang trí thờ cúng và các tác phẩm, tặng phẩm mang tính nghệ thuật…

Tôi được tận mắt xem bức tượng có nguồn gốc Ấn Độ có tên là Tượng thần Siva bằng đồng. Đây là vị thần có tên là thần huỷ diệt hoặc thần biến đổi theo triết lý Ấn Độ (đấng hủy diệt), là một trong các vị thần quan trọng nhất của Ấn Độ giáo, bức tượng Phật, phù điêu Quan Âm, tượng Kim Cương…

Những báu vật này cho ta một cách nhìn về Phật giáo và nguồn gốc Phật giáo và Ấn Độ giáo… Cũng cho ta thêm một lần chiêm ngưỡng nét tài hoa và phong cách chế tác tượng cũng như nét văn hóa của đất nước lớn thứ nhì thế giới này.

Phần trưng bày của Việt Nam trong bộ sưu tập lần này đơn giản là bộ đồ thờ cúng bằng đồng. Nguyễn Quốc Bình cho biết, bộ đồ thờ bằng đồng này vừa được dùng trong một nghi lễ đặc biệt vừa qua là lễ hoàn táng thi hài vua Lê Dụ Tông tại Thanh Hóa… Vì sao Việt Nam có rất ít báu vật trong đợt trưng bày này? Nguyễn Quốc Bình bảo thì đa số bảo vật Việt Nam đã được chúng tôi trưng bày thường xuyên tại đây rồi. Vì thế, lần này chỉ tham gia bày những món chưa từng được trưng bày…

Những hiện vật có nguồn gốc từ Campuchia gồm bát chạm bạc, hộp khảm trai hay tượng Phật bằng gỗ quý chứng tỏ bàn tay tài hoa của những người thợ thủ công xưa trên đất nước Ăng-ko.

Với cổ vật xuất xứ từ nước Lào, có thể thấy tượng Phật và văn hoá Phật giáo đã tích hợp ảnh hưởng vào cộng đồng người Lào từ rất lâu… Những hiện vật từ Myanmar cũng tương tự như Lào, Campuchia, đều mang dấu ấn Phật giáo.

Nhật Bản góp vào bộ sưu tập này những đồ gốm gồm bát, đĩa dòng gốm Hizen. Nhắc đến nghề thủ công nổi tiếng Thái Lan có lẽ cần nhắc đến nghề tạc tượng Phật, hình Phật. Không đâu có nhiều tượng Phật như ở Thái Lan với nhiều chất liệu, nhiều tư thế…

Một số hiện vật được trưng bày ở triển lãm.

Có một báu vật vô giá trong số cổ vật từ Thái Lan là bức tượng Phật bằng đồng, rất đẹp lại được mạ vàng và khảm đá quý. Pho tượng là kết tinh của sự tài hoa, tinh tế của người Thái xưa khi chế tác tượng Phật… Bộ sưu tập có những vật liệu lạ như đầu ngói ống xuất xứ từ Triều Tiên thể hiện nghệ thuật kiến trúc cổ của đất nước này. Không hiểu bằng con đường nào vật liệu kiến trúc này lại vượt biển sang Việt Nam từ nhiều trăm năm trước… Đất nước Triều Tiên cũng đã góp về đây bình gốm hoa lam, lư gốm men trắng cho ta cái nhìn cụ thể về đồ gốm sứ và nghệ thuật gốm sứ Triều Tiên…

Bộ sưu tập có mặt nhiều báu vật xuất xứ từ Trung Quốc. Đáng chú ý là bộ sưu tập có một cổ vật gốm có niên đại cách nay khoảng… 5.000 năm. Đó là một món đồ gốm tráng men thuộc văn hóa Ngưỡng Thiều. Tiếp đến là đồ đồng tráng men cũng độc đáo và đặc biệt là kỹ thuật chạm ngọc Trung Hoa xuất hiện với nhiều đồ bằng ngọc tinh xảo hoa văn đậm dấu ấn văn hóa đất nước này.

Trưng bày bộ sưu tập Báu vật Phương Đông lần đầu tiên, hẳn những người chủ của bộ sưu tập vô giá này muốn đem đến một thông điệp về mối quan hệ lâu đời các quốc gia châu Á gắn với tập quán văn hóa Phương Đông.

Một buổi sáng trong không gian cổ kính của bảo tàng, được tận mắt xem báu vật đến từ chín nước Phương Đông, cùng bao nhiêu câu chuyện về cổ ngoạn gắn với lịch sử văn hoá, tôi tin rằng nhiều người chơi đồ cổ sẽ thú vị và bất ngờ trước những báu vật chưa lần nào công bố… Báu vật Phương Đông và những bí ẩn xung quanh số phận, đường đi của những báu vật có xuất xứ từ những quốc gia khác nhau cũng như bí ẩn của công nghệ, kỹ thuật chế tác từng báu vật rồi sẽ bắt đầu được kể…

 

                                                                                  Theo CAND

Các tin khác

Bao năm nay, tấm lòng hồn hậu của ông Hà Công Nhấm là sản phẩm du lịch đặc biệt khiến nhiều du khách nước ngoài ấn tượng
Họp báo về công tác tổ chức HHVN 2010
Không có hình ảnh

Thừa Thiên - Huế : Khai mạc triển lãm "Hồ Chí Minh và tình hữu nghị Việt - Pháp"

Chiều ngày 17-5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thừa Thiên - Huế và Bảo tàng Hồ Chí Minh chi nhánh Thừa Thiên - Huế tổ chức khai mạc triển lãm chuyên đề "Hồ Chí Minh và tình hữu nghị Việt - Pháp". Đây là triển lãm do bà Dominique de Miscault - Tổng Biên tập Tạp chí Viễn cảnh Việt Nam sưu tầm, sáng tác và giới thiệu.

Người hát hay ca khúc về Bác Hồ

Bắt đầu từ một cơ duyên, được NSND Quý Dương chấm thể hiện ca khúc "Chúng con bên giấc ngủ của Người", thay mặt cho lực lượng Công an tham gia Hội diễn nghệ thuật toàn quốc, gần 30 năm qua, NSƯT Đức Lợi đã gắn tên tuổi mình với bài hát nổi tiếng ấy.

Âm vang giai điệu Mường Thàng

(HBĐT) - Ai đã từng một lần đến với Cao Phong, một lần được thưởng thức tiết mục hoà tấu cồng chiêng do các thiếu nữ Mường Thàng duyên dáng thể hiện sẽ có ấn tượng rất đặc biệt và thêm nhiều lưu luyến với mảnh đất này.

Hiện vật điêu khắc Chăm đang bị thời gian đe dọa

Nhiều hiện vật quý tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng đang bong tróc, nhưng việc bảo quản chủ yếu mới bằng phương pháp thủ công

Cần khắc phục di họa về biển hiệu

Giờ đây ai bước ra đường phố Hà Nội cũng đều bị choáng ngợp và có cảm giác bức bí vì những biển hiệu cồng kềnh và loè loẹt trước nhiều cửa hàng, dãy phố. Mười năm qua ở những thành phố lớn, thị trường hàng hoá bùng lên mạnh mẽ, kèm theo đó là những biển hiệu quá khổ, lộn xộn về hình thức. Còn nội dung không ít nơi lẫn lộn giữa biển hiệu và quảng cáo, dẫn đến vi phạm luật lệ, thể hiện một sự cạnh tranh không lành mạnh, vượt khỏi tầm kiểm soát của các nhà chức trách. Dường như ông chủ nào cũng muốn gào lên qua biển hiệu để xưng danh, càng to càng tốt, gây phản cảm cho mọi người...

Du lịch... than phiền

Đi và chứng kiến cảnh du lịch thực tế mới thấy tại sao du khách ức chế, than phiền và nhiều người trong số họ kháo nhau chỉ nên đi du lịch trong nước một lần.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục