Bùi Công Duy.

Bùi Công Duy.

Cây vĩ cầm tài năng của Việt Nam Bùi Công Duy sẽ trình tấu cùng Dàn nhạc Giao hưởng Quốc gia Việt Nam vào hai tối 22 và 23-5 tại Nhà hát Lớn TP. Hà Nội. Chương trình cũng đánh dấu sự trở lại của nhạc trưởng người Anh Colin Metters với tư cách chỉ huy dàn nhạc.

Đây là chương trình hòa nhạc định kỳ của Dàn nhạc Giao hưởng Quốc gia Việt Nam, được ấn định lịch biểu diễn từ một năm trước. Trong hai tối, khán giả sẽ có cơ hội được thưởng thức tài nghệ tuyệt vời của cây vĩ cầm nổi tiếng Bùi Công Duy, với những nhạc phẩm kinh điển của nhà soạn nhạc thiên tài người Đức Johannes Brahams.

Bùi Công Duy sẽ độc tấu Bản concerto cung rê trưởng dành cho violin, Op. 77. Đây được coi là bản concerto hay nhất thế giới dành cho violin, gồm 3 chương. Bản nhạc  do Johannes Brahms sáng tác năm 1878, viết riêng cho người bạn của mình - nghệ sĩ vĩ cầm Joseph Joachim.

Là một nghệ sĩ violin giành nhiều giải thưởng và được yêu thích ở nước ngoài, Bùi Công Duy trở về Việt Nam vài ba năm nay và chủ yếu làm công tác giảng dạy ở Nhạc viện Hà Nội. Mặc dù vậy, anh cũng không có nhiều cơ hội thể hiện tài năng trình tấu của mình trước khán giả nước nhà. Đây là một trong những chương trình hiếm hoi mà anh xuất hiện.

                  
 
                                        Colin Metters.

Nhiều năm trước, nhạc trưởng Colin Metters cũng là người gắn bó với Dàn nhạc Giao hưởng quốc gia Việt Nam trong vai trò cố vấn và chỉ huy và dàn nhạc. Vài năm gần đây, Dàn nhạc được sự trợ giúp chỉ huy của nhạc trưởng người Nhật Honna Tetsuji. Lần này, với những tác phầm kinh điển của Brahams, Colin Metters đã trở lại cùng dàn nhạc.

Dưới sự chỉ huy của ông, Dàn nhạc Giao hưởng Quốc gia sẽ trình tấu Bản giao hưởng số hai của Brahams, sáng tác vào khoảng năm 1877.

Những nhạc phẩm kinh điển của Brahams, tài năng điêu luyện của cây vĩ cầm Bùi Công Duy và sự dàn dày kinh nghiệm của nhạc trưởng chỉ huy Colin Metters, chương trình hòa nhạc này là một trong những cơ hội hiếm hoi đối với công chúng yêu nhạc cổ điển.

 

                                                                                                Theo ND


Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Tác giả Trương Ngọc Ánh, diễn viên Bảo Sơn với danh ca Lionel Richie tại LHP Cannes
Không có hình ảnh

Khoảnh khắc Thăng Long

Hướng tới Ðại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, báo Hà Nội Mới, Cục Di sản Văn hóa và các công ty: Sony Electronics Việt Nam, VMI Corp phối hợp phát động cuộc thi ảnh "Khoảnh khắc Thăng Long" dành cho các tay máy chuyên nghiệp và không chuyên cả nước, người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam.

Đà Nẵng: Đúc 2 trống đồng dâng đại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội

Ngày 20-5, Ban tổ chức Lễ hội Festival Làng nghề Việt - Đà Nẵng 2010 đã tổ chức lễ Chạp lò và đúc thành công 2 trống đồng dâng đại lễ 1.000 năm Thăng Long.

Từ thành phố Bác hướng về Thăng Long – Hà Nội

Đó là chủ đề của chương trình biểu diễn giới thiệu các ca khúc hướng về kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, sẽ diễn ra vào tối nay (20-5) tại Nhà hát thành phố. Chương trình giới thiệu đến công chúng 18 ca khúc đặc biệt viết về thủ đô ngàn năm văn hiến, do các nhạc sĩ tên tuổi sáng tác hưởng ứng cuộc vận động sáng tác ca khúc chào mừng 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội.

Triển lãm ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Trung Quốc

Triển lãm những tư liệu hình ảnh về Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh của Người và 60 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Trung Quốc đã khai mạc ngày 19/5, tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám ở Bắc Kinh.

Gặp “cây violin” số 1 trong “Dàn nhạc của Bác Hồ”

Người nghệ sĩ già, bé nhỏ và lặng lẽ trong căn phòng cũ kỹ nằm khuất sâu con ngõ nhỏ Hà Nội. Mọi thứ đều nhuốm bụi thời gian. Chỉ trừ những kỷ niệm về Bác Hồ và về âm nhạc.

Họa mi lạc lõng

Tài năng, xinh đẹp, nhưng những giọng ca như Lan Anh, Anh Thơ, Phương Nga... được ví như những “họa mi” của phong cách thính phòng này vẫn gặp khó khăn để đến với công chúng rộng rãi

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục