Tượng đài người lính Hồng quân
Liên Xô trong cuộ chiến đấu
bảo vệ pháo đài Brét.
Đôi bờ là ca khúc trữ tình Nga thể hiện tình yêu trong sự chia ly và khắc khoải đợi chờ. Phần lời ca khúc là của Gri-gô-ri Mi-khai-lô-vích Pô-den-ni-a và phần nhạc của An-đrây Y-a-cốp-le-vích Ét-xpai.
Đây là bài hát viết cho bộ phim Khát của điện ảnh Liên Xô trước đây được công chiếu năm 1960 và không chỉ được người Nga mà còn được những người yêu nhạc ở nhiều nước, trong đó có Việt Nam, yêu thích. Kỷ niệm 65 năm Chiến thắng phát-xít Đức, ca khúc này lại tiếp tục vang lên trên các sân khấu và trong các buổi lễ kỷ niệm.
Thật ra tên gọi ban đầu của ca khúc này theo tiếng Nga là Em và anh, đôi bờ, kể về mối tình của một thiếu nữ với người con trai cô yêu. Trong lời hát, cô gái cũng hiểu được tình yêu cô đang chờ đợi là vô vọng, nhưng tận trong sâu thẳm lòng mình, cô lại không hề muốn tin vào điều đó và vẫn hy vọng, đợi chờ. Hình ảnh những đôi thiên nga trên dòng sông và những cặp tình nhân làm cô gái không khỏi chạnh lòng, nghĩ đến tình cảnh hiện tại của mình và người con trai, như hai bờ của một dòng sông mãi mãi không bao giờ có thể gặp nhau. Tuy vậy, cô gái vẫn giữ trọn tình cảm của mình cho chàng trai của cô: Đêm dài qua dưới mưa rơi, Em mong chờ anh tới/ Cây cỏ hoa như nói nên lời. Em hạnh phúc nhất đời/ Lòng em tin thắm thiết yêu anh, Giữ tình đôi lứa ta/ Một dòng sông sóng nước long lanh, đôi bờ đâu cách xa.
Tưởng chừng chỉ là một ca khúc mang tính riêng tư về tình yêu đơn phương, nhưng Đôi bờ thật ra đã làm nền, tạo nên sự nổi tiếng một thời của bộ phim Khát đầy chất bi hùng của điện ảnh Liên Xô cũ do đạo diễn Ép-ghê-nhi Tát-xcốp thực hiện. Bối cảnh bộ phim thể hiện những năm đầu của cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại của nhân dân Xô-viết, kể về chiến công của một đội trinh sát Hồng quân cảm tử đã chiến đấu với quân phát-xít Đức đang phong tỏa nhà máy nước của thành phố cảng Ô-đét-xa. Đội trinh sát nhận được lệnh chiếm lại và vận hành hoạt động của nhà máy nước trong một vài giờ để cung cấp nước cho nhân dân thành phố Anh hùng đang anh dũng trụ vững trong vòng vây của quân thù. Cô gái Ma-sa trong phim chờ đợi người yêu, một chiến sĩ trong đội cảm tử. Anh đã ngã xuống quả cảm, không trở về trong vòng tay cô, nhưng nhiều em bé, bà mẹ của thành phố Ô-đét-xa đã được cứu sống bởi dòng nước do các anh đổi bằng máu và cuộc sống của mình. Ma-sa vẫn tiếp tục ra bờ sông, nơi cô và chàng trai thường hò hẹn để nhớ về anh và chờ đợi với niềm tin và hy vọng không bao giờ nguôi ngoai: Đêm dần qua, ánh ban mai đang lan tràn dâng tới/Trên bờ sông, soi bóng em dài, xa xa phía chân trời/Mình em riêng thắm thiết yêu anh, với niềm tin thiết tha...
Cùng những ca khúc Nga: Ca-chiu-sa, Mát-xcơ-va - ngày về Chiến thắng, Chiều Mát-xcơ-va, Cây thùy dương, Triệu bông hồng, Tình ca Du mục... ca khúc Đôi bờ đã đi vào tâm hồn và tình cảm của nhiều thế hệ người Việt Nam bởi sự trong sáng, sâu lắng của giai điệu, lời ca và sự đồng cảm từ những hy sinh mất mát về một thời đạn lửa trong những cuộc chiến tranh vệ quốc của nhân dân hai nước.
Theo Báo Nhandan
Nhìn lại toàn cảnh lịch sử phát triển của âm nhạc cách mạng Việt Nam, có thể thấy rằng ngay từ những ngày đầu thành lập Hội Nhạc sĩ, chúng ta đã có những định hướng đúng đắn, đầu tư chiến lược căn bản và hiệu quả. Nhưng sự đứt nhịp cũng đã diễn ra vài ba chục năm, và thực trạng đời sống âm nhạc hôm nay đang có những vấn đề bức xúc nổi cộm.
Có sáng tạo nhưng không được xa lạ, đậm chất dân tộc nhưng phải mới mẻ - đó là tiêu chí lớn nhất của cuộc thi "Tác phẩm múa các dân tộc Việt Nam lần thứ nhất" vừa diễn ra tại Hà Nội. Cuộc thi là một trong những nỗ lực của Hội Nghệ sĩ múa Việt Nam (VN) nhằm tìm kiếm các tác phẩm múa đặc sắc cho dòng múa dân gian dân tộc, thực hiện đường lối xây dựng và phát triển nền văn hóa văn nghệ VN tiên tiến, đậm đà bản sắc.
(HBĐT) - Ngày 4/6, BCĐ Cuộc vận động Sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đã tổ chức xét chọn tác phẩm tiêu biểu để trao thưởng trong năm 2010.
Vừa đăng quang Hoa hậu Nga 2010 vào tháng 3, Irina Antonenko (18 tuổi, cao 1,78m) cùng hai người đẹp trong Top 10 cuộc thi Hoa hậu Nga 2010 Evgenia Eusebia và Tamara Zhukova đã có tour từ thiện và tham gia các hoạt động thời trang tại hai nước châu Á. Việt Nam là nước đầu tiên mà các người đẹp đến. Chiều 3-6, ba người đẹp của xứ sở Bạch Dương đã có cuộc gặp gỡ báo chí tại khách sạn Sheraton, TPHCM. PV Báo Sài Gòn Giải Phóng đã có cuộc phỏng vấn với hoa hậu Irina Antonenko.
Hàng trăm cổ vật được tìm thấy qua các cuộc khai quật ở sâu trong lòng biển những con tàu của Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam bị đắm từ TK15 – TK18.
Sau Gió nghịch mùa, Đối mặt, Tin vào điều không thể, Người đàn bà thứ hai... nay thêm Sắc đẹp và danh vọng mang “nghi án” đạo phim truyền hình của nước ngoài